Trạng thái
Lịch Sử

Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn

Vĩnh Ngươn thôn

ở xứ Vàm Kinh

  • Đông giáp sông lớn và sóc Mật Luật của Cao Miên
  • Tây giáp thôn Long Thạnh, có rạch Vượt Lục làm giới
  • Nam giáp sông Vĩnh Tế
  • Bắc giáp sóc Mật Tân của Cao Miên và giáp rừng chằm
  • Thực canh đất trồng dâu: 23 mẫu 7 sào (trước khai 1 sở nay ra 9 sở)
  • Dân cư thổ (đất dân ở): 9 mẫu 5 sào
  • Đất hoang nhàn và gò đồi 1 khoảnh
## Vĩnh Ngươn thôn ở xứ Vàm Kinh - Đông giáp sông lớn và sóc Mật Luật của Cao Miên - Tây giáp thôn Long Thạnh, có rạch Vượt Lục làm giới - Nam giáp sông Vĩnh Tế - Bắc giáp sóc Mật Tân của Cao Miên và giáp rừng chằm - Thực canh đất trồng dâu: 23 mẫu 7 sào (trước khai 1 sở nay ra 9 sở) - Dân cư thổ (đất dân ở): 9 mẫu 5 sào - Đất hoang nhàn và gò đồi 1 khoảnh

Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) 1820

CHÂU ĐỐC GIANG (SÔNG CHÂU ĐỐC)

Ở phía tây thượng lưu Hậu Giang, rộng 70 tầm, sâu 9 tầm, cách trấn về phía tây 327 dặm, thủ sở Châu Giang ở bờ đông Hậu Giang.

Đồn Châu Đốc ở bờ phía tây sông Châu Đốc, thủ phủ Mật Luật nước Cao Miên ở bờ phía đông sông Châu Đốc, đó là địa giới quan ải của trấn Vĩnh Thanh và nước Cao Miên.

Phía bắc đi 25 dặm về phía tây sông nầy có sông Phong Cần Thăng, đi về phía tây 60 dặm qua đường cũ của Cao Miên đến láng (bưng) bùn Ca Âm, chỉ mùa mưa mới đi được, còn mùa nắng thì khô cạn và bùn lầy, ở đây mọc nhiều cây cỏ lúa.

Cách 10 dặm về phía tây sông nầy có sông Cam La Ngư chảy vào chằm Cùng.

Cách 3 dặm về phía đông sông nầy có kinh Lăng Lý, tục gọi là Tắt Nục, lúc nước lụt có thể đi qua sông rộng rãi Bình Thiên rồi ra Hậu Giang.

Cách 10 dặm là sông Lò Khù Ngư, đến đây thì đầm ao khắp nơi rồi cùng.

Ngoài cửa sông Châu Đốc theo dòng Hậu Giang chảy về nam, sông rộng 300 tầm, sâu 10 tầm, nước lớn ròng gì cũng ở mức ấy thôi, cách 6 dặm rưỡi đến sông Tham Lung, sông nầy rộng 6 tầm, sâu 10 thước ta, cùng nguồn.


Mật Luật (密律): Theo Vương Hồng Sển, Mật Luật là âm đọc trại của tiếng Khơ me Meát Chruk tức xứ Miệng Heo (Châu Đốc).

Trong tiếng Khmer, tỉnh An Giang thường được gọi theo cách cũ là tỉnh មាត់ជ្រូក (Mật Luật - Châu Đốc). Trong đó, មាត់ [moat]: cái miệng, ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn. Địa danh An Giang được phiên âm thành អាងយ៉ាង (phiên âm អាង [ʔaaŋ], យ៉ាង [yaaŋ]) và được báo đài Việt Nam sử dụng rộng rãi.

Ca Âm náo khẩu (歌音淖口): Chữ náo khẩu (淖口) Trịnh Hoài Đức đã chú thích rất rõ ràng, nhưng một nhà nghiên cứu đã hiểu nhầm. Phiên âm nguyên văn đoạn: "Ca Âm sơn cao thập trượng, chu thất lý, khúc tiểu nhi trường, cự náo khẩu đầu nam tam lý" theo định nghĩa của cụ Trịnh Hoài Đức ở đoạn nói về náo khẩu Ca Âm: Nê đồ nhu thậm viết náo, nghĩa là "Bùn lầy nhão nhoẹt gọi là náo". Như vậy, câu trên có nghĩa là "Núi Ca Âm cao 10 trượng chu vi 7 dặm, gấp khúc cao vót mà dài, cách đầu phía nam láng bùn (bưng bùn) 3 dặm". Náo khẩu đúng ra cũng không có nghĩa "Cửa bùn hay vàm bùn" mà là một đoạn, một vùng đất sình lầy có khi rất dài như láng bùn Ca Âm tả trong đoạn nói về sông Vĩnh Tế. Chữ náo còn được dùng chung Náo Môn, Náo Pha, trong đoạn nói về núi Nam Vi, ý muốn nói chữ náo có thể đi với bất cứ danh từ nào để chỉ nơi có tính chất bùn sình nhão nhoẹt, chứ không phải chỉ có đi chung với chữ khẩu. Ngoài ra về địa lý hình thể, náo khẩu Ca Âm tức đoạn láng bùn, bưng bùn Ca Âm nằm khoảng giữa sông Vĩnh Tế, còn địa phương Vàm Nao ở vùng Chợ Mới, Hòa Hảo phía nam Tiền Giang, cách nhau rất xa không thể là một nơi. Xin hiểu náo khẩu là láng bùn hay bưng bùn.

Sông Phong Cần Thăng: sông Cần Thăng (từ tiếng Khmer Krasang ក្រសាំង : cây Cần Thăng). Ở xã Vĩnh Hội Đông có cầu Dung Thăng bắc qua rạch Ngọn Cả Hàng, có thể là sông này. Xem thêm bản đồ Nam Kỳ 1878

Sông Cam La Ngư: Tại ngã ba sông Vĩnh Hội Đông có một con sông chạy lên phía Campuchia, vào xã Borei Cholsar បូរីជលសារ. Bản đồ Nam Kỳ 1878 ghi tên sông này là Cam Hà hoặc Cẩm Hà.

Kinh Lăng Lý, tục gọi là Tắt Nục: có thể đây là con rạch ở ấp Tắc Trúc, nối Búng Bình Thiên ra sông Bình Di?

Sông Lò Khù Ngư: có thể là sông Lò Gò (Angkor Borei ស្រុកអង្គរបុរី)

## Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) 1820 ### CHÂU ĐỐC GIANG (SÔNG CHÂU ĐỐC) Ở phía tây thượng lưu Hậu Giang, rộng 70 tầm, sâu 9 tầm, cách trấn về phía tây 327 dặm, thủ sở Châu Giang ở bờ đông Hậu Giang. Đồn Châu Đốc ở bờ phía tây sông Châu Đốc, thủ phủ Mật Luật nước Cao Miên ở bờ phía đông sông Châu Đốc, đó là địa giới quan ải của trấn Vĩnh Thanh và nước Cao Miên. Phía bắc đi 25 dặm về phía tây sông nầy có sông Phong Cần Thăng, đi về phía tây 60 dặm qua đường cũ của Cao Miên đến láng (bưng) bùn Ca Âm, chỉ mùa mưa mới đi được, còn mùa nắng thì khô cạn và bùn lầy, ở đây mọc nhiều cây cỏ lúa. Cách 10 dặm về phía tây sông nầy có sông Cam La Ngư chảy vào chằm Cùng. Cách 3 dặm về phía đông sông nầy có kinh Lăng Lý, tục gọi là Tắt Nục, lúc nước lụt có thể đi qua sông rộng rãi Bình Thiên rồi ra Hậu Giang. Cách 10 dặm là sông Lò Khù Ngư, đến đây thì đầm ao khắp nơi rồi cùng. Ngoài cửa sông Châu Đốc theo dòng Hậu Giang chảy về nam, sông rộng 300 tầm, sâu 10 tầm, nước lớn ròng gì cũng ở mức ấy thôi, cách 6 dặm rưỡi đến sông Tham Lung, sông nầy rộng 6 tầm, sâu 10 thước ta, cùng nguồn. --- Mật Luật (密律): Theo Vương Hồng Sển, Mật Luật là âm đọc trại của tiếng Khơ me Meát Chruk tức xứ Miệng Heo (Châu Đốc). > Trong tiếng Khmer, tỉnh An Giang thường được gọi theo cách cũ là tỉnh [មាត់ជ្រូក][1] (Mật Luật - Châu Đốc). Trong đó, មាត់ [moat]: cái miệng, ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn. Địa danh An Giang được phiên âm thành អាងយ៉ាង (phiên âm អាង [ʔaaŋ], យ៉ាង [yaaŋ]) và được báo đài Việt Nam sử dụng rộng rãi. [1]: https://km.wikipedia.org/wiki/%E1%9E%81%E1%9F%81%E1%9E%8F%E1%9F%92%E1%9E%8F%E1%9E%98%E1%9E%B6%E1%9E%8F%E1%9F%8B%E1%9E%87%E1%9F%92%E1%9E%9A%E1%9E%BC%E1%9E%80 Ca Âm náo khẩu (歌音淖口): Chữ náo khẩu (淖口) Trịnh Hoài Đức đã chú thích rất rõ ràng, nhưng một nhà nghiên cứu đã hiểu nhầm. Phiên âm nguyên văn đoạn: "Ca Âm sơn cao thập trượng, chu thất lý, khúc tiểu nhi trường, cự náo khẩu đầu nam tam lý" theo định nghĩa của cụ Trịnh Hoài Đức ở đoạn nói về náo khẩu Ca Âm: Nê đồ nhu thậm viết náo, nghĩa là "Bùn lầy nhão nhoẹt gọi là náo". Như vậy, câu trên có nghĩa là "Núi Ca Âm cao 10 trượng chu vi 7 dặm, gấp khúc cao vót mà dài, cách đầu phía nam láng bùn (bưng bùn) 3 dặm". Náo khẩu đúng ra cũng không có nghĩa "Cửa bùn hay vàm bùn" mà là một đoạn, một vùng đất sình lầy có khi rất dài như láng bùn Ca Âm tả trong đoạn nói về sông Vĩnh Tế. Chữ náo còn được dùng chung Náo Môn, Náo Pha, trong đoạn nói về núi Nam Vi, ý muốn nói chữ náo có thể đi với bất cứ danh từ nào để chỉ nơi có tính chất bùn sình nhão nhoẹt, chứ không phải chỉ có đi chung với chữ khẩu. Ngoài ra về địa lý hình thể, náo khẩu Ca Âm tức đoạn láng bùn, bưng bùn Ca Âm nằm khoảng giữa sông Vĩnh Tế, còn địa phương Vàm Nao ở vùng Chợ Mới, Hòa Hảo phía nam Tiền Giang, cách nhau rất xa không thể là một nơi. Xin hiểu náo khẩu là láng bùn hay bưng bùn. Sông Phong Cần Thăng: sông Cần Thăng (từ tiếng Khmer Krasang ក្រសាំង : cây Cần Thăng). Ở xã Vĩnh Hội Đông có cầu Dung Thăng bắc qua rạch Ngọn Cả Hàng, có thể là sông này. Xem thêm [bản đồ Nam Kỳ 1878](http://www.nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/3#post-37) Sông Cam La Ngư: Tại ngã ba sông Vĩnh Hội Đông có một con sông chạy lên phía Campuchia, vào xã Borei Cholsar បូរីជលសារ. [Bản đồ Nam Kỳ 1878](http://www.nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/3#post-37) ghi tên sông này là Cam Hà hoặc Cẩm Hà. Kinh Lăng Lý, tục gọi là Tắt Nục: có thể đây là con rạch ở ấp Tắc Trúc, nối Búng Bình Thiên ra sông Bình Di? Sông Lò Khù Ngư: có thể là sông Lò Gò (Angkor Borei ស្រុកអង្គរបុរី)
edited Jun 19 '15 lúc 4:58 pm

Đại Nam nhất thống chí (大南ー統志) 1882

Sông Châu Đốc

Ở phía Tây thượng lưu sông Hậu Giang, cách huyện Tây Xuyên 28 dặm về phía Bắc, rộng 35 trượng, sâu 4 trượng 5 thước, về phía Tây bờ sông có sông Vĩnh Tế.

Sông chảy về phía Tây Bắc 19 dặm, đến ngã ba Cần Thăng, một nhánh chảy thằng qua sông Cam La Ngư, quanh co 47 dặm mà vào chằm Cùng, một nhánh chảy chuyển sang phía tả theo đường kênh cũ gồm 45 dặm mà vào Vàm Nao Ca Âm, dòng chính thì từ cửa ấy mà xuống, qua cửa ngã ba cầu Xiêm cũ huyện Hà Âm đến thôn Vĩnh Điều, giáp địa giới tỉnh Hà Tiên, gồm 76 dặm.

Một nhánh chảy chuyển về phía về phía hữu 20 dặm đến kênh Lăng Lí, nước lụt có thể đi được, đến rạch Bình Thiên, ra sông Hậu Giang, dòng chính lại theo kênh ấy chảy xuống, thông với sông Lô Khu Ngư giáp địa giới Cao Miên gồm 33 dặm, chằm phá tản mạn hết sông.

## Đại Nam nhất thống chí (大南ー統志) 1882 ### Sông Châu Đốc Ở phía Tây thượng lưu sông Hậu Giang, cách huyện Tây Xuyên 28 dặm về phía Bắc, rộng 35 trượng, sâu 4 trượng 5 thước, về phía Tây bờ sông có sông Vĩnh Tế. Sông chảy về phía Tây Bắc 19 dặm, đến ngã ba Cần Thăng, một nhánh chảy thằng qua sông Cam La Ngư, quanh co 47 dặm mà vào chằm Cùng, một nhánh chảy chuyển sang phía tả theo đường kênh cũ gồm 45 dặm mà vào Vàm Nao Ca Âm, dòng chính thì từ cửa ấy mà xuống, qua cửa ngã ba cầu Xiêm cũ huyện Hà Âm đến thôn Vĩnh Điều, giáp địa giới tỉnh Hà Tiên, gồm 76 dặm. Một nhánh chảy chuyển về phía về phía hữu 20 dặm đến kênh Lăng Lí, nước lụt có thể đi được, đến rạch Bình Thiên, ra sông Hậu Giang, dòng chính lại theo kênh ấy chảy xuống, thông với sông Lô Khu Ngư giáp địa giới Cao Miên gồm 33 dặm, chằm phá tản mạn hết sông.

Địa danh Đồng Nai mang tên động vật và thực vật

Nguyễn Thái Liên Chi

https://dp.lhu.edu.vn/175/6423/Dia-danh-Dong-Nai-mang-ten-dong-vat-va-thuc-vat.html

Mỗi vùng, mỗi tỉnh thành của đất nước ta đều có hệ thống địa danh riêng. Xét từ góc độ ngôn ngữ, những địa danh ấy được tạo nên từ nhiều phương thức khác nhau.

Trước thế kỷ 17, Đồng Nai là một vùng đất hoang vu, nhiều rừng rậm. Dần dần, người Việt đến đây khai hoang, mở đất. Để tồn tại, họ đã phải tập làm quen, thích nghi với môi trường sống của vùng đất mới, tìm cách chống chọi với thiên nhiên, với khí hậu và cả thú dữ. Chính vì vậy, có khá nhiều địa danh chỉ địa hình ở Đồng Nai mang tên các con vật hoặc cây cỏ do con người "coi mặt đặt tên" cũng là điều dễ hiểu. Chẳng hạn về thực vật thì có hoa mai, hoa bằng lăng, hoa giấy, cây xoài, cây quýt...; hay những con vật như cọp, ngựa, cá sấu, dê, heo... Đây được xem là một phương thức giữ vai trò chủ đạo để tạo ra phần lớn địa danh ở tỉnh Đồng Nai: phương thức tự tạo.

1. Những địa danh mang tên động vật

Những địa danh có tên các con vật trên cạn như: suối Cọp, đập Suối Dê Chạy (Vĩnh Cửu), suối Sóc (Cẩm Mỹ), suối Chồn (thị xã Long Khánh), bàu Ngựa (Định Quán), đập Suối Heo (Xuân Lộc), ấp Bến Cò (Nhơn Trạch), sông Rết (Trảng Bom)... Địa danh có tên các con vật dưới nước như: rạch Cá, lòng tắt Cua (Nhơn Trạch), bàu Sấu (Tân Phú)... Các con vật bay được thì có tắt Le Le (Nhơn Trạch), đảo Ó (Vĩnh Cửu), cầu Vạc (Long Thành), ấp Bàu Chim (Tân Phú)...

Như vậy, có khá nhiều động vật quen thuộc và phổ biến trong dân gian, gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người tồn tại trong địa danh ở Đồng Nai. Bên cạnh đó, qua những địa danh này, ta còn biết được một số loại động vật trước đây xuất hiện nhiều ở địa bàn nào đó nhưng ngày nay chúng có thể không còn, hoặc có thể còn nhưng rất hiếm. Chẳng hạn như: suối Cọp, bàu Ngựa, bàu Sấu, hay nhiều địa danh mang tên con Nai như phường Hố Nai, Nhà Nai, Hang Nai, sông Đồng Nai...

Dưới đây là cách giải thích của một số địa danh mang tên động vật ở Đồng Nai, được trích lọc từ nguồn tài liệu sưu tầm và tài liệu do chúng tôi tự tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu và đi thực tế.

Hang Bạch Hổ (Định Quán) nằm dưới cụm núi Đá Voi. Tích truyền rằng, xưa kia, khi rừng rậm còn nhiều, có một cặp hổ trắng về ẩn tại núi Đá Voi. Điều kỳ lạ là cặp chúa sơn lâm này không bắt người ăn thịt mà thường xuống nghe kinh Phật ở chùa Thiện Chơn. Sau này rừng bị phá dần, lại thêm chiến tranh, cặp hổ bỏ đi. Nhân dân cho là Hổ thần nên đặt tên hang là Bạch Hổ [1].

Hang Dơi (thị xã Long Khánh) mang tên như vậy vì trong hang có cả ngàn con dơi trú ngụ. Người dân địa phương cho biết có lẽ đây là hệ quả của miệng núi lửa ngày xưa, nên để lại những hang động sâu thăm thẳm. Một câu chuyện được truyền miệng là trước đây, có một anh thanh niên cầm đèn pin đi vào trong hang để thám hiểm hang dơi này. Nhưng anh đi mãi mà không thấy về, sau lần đó dân làng Bàu Sen không còn ai muốn thám hiểm hang dơi này nữa.
Cá trong làng cổ Bến Cá (Vĩnh Cửu) là ở miền Tây, có hai loại nổi tiếng là cá bay và cá linh. Ngoài ra còn có hàng chục loại cá nước ngọt sinh sống ở miền sông này. Một số địa danh khác cùng loại như ấp Bàu Cá (Xuân Lộc), rạch Cá (Nhơn Trạch)...

Nhiều địa danh mang tên động vật không phản ánh sự tồn tại của động vật có trên địa bàn mà là do con người liên tưởng đến hình dáng của động vật đó. Ví dụ, nhánh sông trông như cựa con gà gọi là sông Cựa Gà Lầy (Nhơn Trạch). Núi Con Rắn ở xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, vì đường đi quanh núi ngoằn ngoèo như con rắn nên mới gọi tên như trên.

Hàn Heo là một địa danh cũ của tỉnh Đồng Nai. Hàn là chỗ chắn ngang sông rạch, làm cản trở lưu thông. Vật chắn ngang có thể là đá hay lòng cầu hay cây (nhân tạo) (nhiều người viết lầm thành "hàng" ). Cái tên Hàn Heo ra đời là do giữa lòng sông, đá nổi lên hình con heo lớn nằm phủ phục. Tục truyền lúc heo nằm xuôi thì nước êm và khi heo nằm ngang thì nước đổ mạnh, tiếng vang dội đến xa [4].

Tâm lý kiêng kỵ, tránh nói đến những điều phạm thượng, thiêng liêng cũng được biểu hiện qua cách đặt địa danh. Khi vùng Đồng Nai còn hoang sơ, con người đến khai phá đã gặp nhiều thú dữ đe dọa cuộc sống của họ, đặc biệt là cọp, sấu và voi. Một mặt, con người tiêu diệt chúng, mặt khác lại "sợ" chúng vì vậy họ xem những con vật ấy là những con vật linh thiêng, có tính thần thánh, ma quái, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Người dân tin rằng dùng một cái tên khác để gọi tên những con vật hung dữ như vậy sẽ giúp họ có cuộc sống tốt hơn, tránh những điều rủi ro. Một số địa danh minh họa cho điều này đó là núi Bồ (Định Quán), núi Tượng (Tân Phú), trong đó các từ Bồ, Tượng dùng để chỉ con voi. Trong rạch Ông Kèo (Nhơn Trạch), từ Kèo nghĩa là chuyên kèo (lôi) người đi ghe xuồng té xuống sông để ăn thịt. Người ta dùng từ Ông đi trước để thể hiện thái độ kiêng dè, đề cao đối với một con vật to lớn, hung dữ như cọp và cá sấu ở chốn sơn lâm và vùng sông nước [6].

Về tín ngưỡng, bốn con vật Long, Lân, Quy, Phụng vốn là những con vật linh thiêng trong thần thoại Trung Quốc với những đặc tính xuất chúng. Long (rồng) thường được mượn danh dùng cho các bậc đế vương, tượng trưng cho uy quyền. Lân vốn là kỳ lân, thú cùng loại với sư tử, hình thù cổ quái bởi sừng đuôi trâu, chân ngựa nhưng tính tình rất hiền, không ăn sinh vật, khi xuất hiện là báo điềm lành. Vì vậy, đây là con vật đại diện cho sự thanh bình. Quy (rùa) là loài sinh vật có thể nhịn ăn mà vẫn sống, cho nên nó đại diện cho tướng quý, sống thọ. Phụng (phượng hoàng) là loài chim quý, lông đuôi dài, khi xòe lên, ửng hoa sao ngũ sắc, đại diện cho hạnh phúc lứa đôi. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm này của nước bạn.

Tác giả Lương Văn Lựu đã ghi rõ về vùng đất thiêng Đồng Nai - vùng đất tứ linh, có ẩn hình bốn con vật nêu trên như sau: Dưới thời các chúa Nguyễn, có danh xưng Phước Long giang (sông Đồng Nai ngày nay) nghĩa là con sông rồng đem phước quả vào vùng đất Biên Hòa. Bên cạnh đó còn có núi Bửu Long (nghĩa là rồng quý), hồ Long Ẩn... Hay cái tên xưa Lân Thành nay thuộc phường Tân Tiến (Biên Hòa), do thế đất nên được đặt ra, do Lân mà thành. Đảo Qui Dự (còn gọi là cù lao Rùa, nay thuộc tỉnh Bình Dương), nguyên là một gò đất nổi, trên có huyền vũ gồm một rừng cổ thụ, mà ngọn cây họp thành hai chòm như hai cái vung úp, cái lớn cao, cái nhỏ thấp, gần nhau, ở xa trông rõ là hình con linh qui khổng lồ, có đủ mai và quay đầu về hướng tây bắc nằm trên sông Phước Long. Trên quốc lộ 15, dẫn đi Vũng Tàu, ranh giới hai xã Tam Phước và Phước Tân, có một chiếc cầu, sử ghi là Phụng Kiều. Vùng đất thiêng chiến khu Đ theo tương truyền là một "Phượng trì", vì vùng ao to rộng này, xưa có chim phượng đến tắm, rỉa lông. Do đó, dân địa phương đặt là Bàu Phụng (không phải Bà Phụng) [4].

2. Những địa danh mang tên thực vật

Việc dùng tên cây cỏ để đặt địa danh ở Đồng Nai cũng là một hiện tượng phổ biến. Lý do là cây cỏ rất gần gũi, gắn bó với nơi ăn chốn ở, nơi sinh ra và lớn lên của con người. Con người tri giác và đặt tên. Có thể kể ra hàng loạt tên như: suối Xoài, suối Quýt, suối Nho, suối Cây Đa (Cẩm Mỹ), suối Cây Sung, thác Bàng (Vĩnh Cửu), ấp Cây Điệp, suối Tre, sông Trầu (Trảng Bom), ấp Phượng Vỹ (Xuân Lộc), ấp Bến Sắn, rạch Tràm (Nhơn Trạch), chợ Cây Me, cầu Suối Bí (Thống Nhất)... Ngoài những tên cây phổ biến như đã kể trên, còn có những loại cây vốn là đặc sản của địa phương Đồng Nai như suối Săng Máu (Biên Hòa), suối Muồng, đồi Củ Chụp, ấp Cây Cầy (Vĩnh Cửu), ấp Cây Điều, huyện Trảng Bom, xã Cây Gáo, cầu Chôm Chôm (Trảng Bom), sông Buông, rạch Chiếc (Long Thành), núi Mây Tào, suối Su, ấp Trảng Táo (Xuân Lộc), ngã ba Vườn Mít (Biên Hòa)...

a. Đầu tiên là những cách đặt tên dân gian, rất gần gũi và dễ hiểu đối với người dân. Chẳng hạn, rạch Lá (Nhơn Trạch) mang tên như vậy là do ở đây có nhiều lá dừa nước. Gọi là thác Mai (ĐQ) vì vào thời gian trước, khi nơi đây còn hoang sơ, mùa xuân đến, xung quanh thác, ngoài hoa bằng lăng còn có rất nhiều mai rừng khoe sắc. Những loại mai cổ thụ quý hiếm có gốc rễ rất to, nở hoa vàng rực cả đoạn thác. Hiện nay thác vẫn còn mai nhưng số lượng đã giảm nhiều, nhất là mai rừng.

Hàng Gòn là một xã thuộc thị xã Long Khánh có nghĩa là hàng cây gòn. Gòn là loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, quả hình thoi chứa nhiều sợi bông, dùng để nhồi vào nệm, gối.

Khu du lịch Bò Cạp Vàng (Phước Khánh - NT) được ông Nguyễn Văn Sửu - một nhà giáo về hưu - thành lập tự phát vào năm 1992. Tên khu du lịch được đặt vì tại nơi đây có trồng nhiều cây bò cạp vào khoảng tháng 3, 4 hàng năm trổ hoa vàng rực cả một vùng. Đây là thứ cây tạp, bông giống như bông điệp, trái tròn dài, người ta dùng nó để ăn trầu, vỏ nó dùng làm thuốc chống rét.

Cây gáo có tên khoa học là sarcocephalus cordatus, cây thân gỗ hay mọc hoang ở khe suối, chân đồi. Hoa màu vàng hoặc trắng vàng, phiến lá có dạng hình trái xoan, cành tập trung ở phần ngọn, quả có vị chua. Huyện Trảng Bom có xã Cây Gáo, chợ Cây Gáo.

Cây chàm có danh pháp khoa học Indigofera tinctoria, là dạng cây bụi cao khoảng 0,5-2 mét. Nó có thể là cây một năm, hai năm hay lâu năm, phụ thuộc vào khí hậu nơi nó sinh sống. Nó có các lá kép lông chim lẻ với 7-15 lá chét tròn màu lục nhạt và chùm hoa màu hồng hay tím. Lá hoặc thân cây chàm được chế biến làm thuốc nhuộm màu chàm. Cuốn Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 1, có ghi lại địa danh này như sau: Cây Chàm đã sống từ mấy ngàn năm trước, to và cao nhất ở phía Tây Bắc trường Nữ tiểu học, bị trốc gốc sau trận giông ngày 24/7/1950, đường Nguyễn Hữu Cảnh [4]. Biên Hòa có đường Cây Chàm, chợ Cây Chàm.

Cù Lao Giấy là một khu du lịch thuộc xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Đây là vùng sông nước miệt vườn với cây cối xanh tươi. Địa danh này ra đời là do tại khu vực này trồng nhiều bông giấy và có cả nhà máy sản xuất giấy.

Bàu Sen thuộc địa phận ấp 4, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Đây là tên một khu đồng trũng, rộng khoảng 3-4 hecta, quanh năm ngập nước, có nhiều sen mọc chen với cỏ lác.

b. Địa danh mang tên thực vật có nguồn gốc không thuần Việt được thể hiện rõ nhất ở một số địa danh như rạch Chiếc (Phước Tân - Long Thành), có gốc Khmer, dạng gốc là Prêk Cèk (theo Trương Vĩnh Ký), nghĩa là dòng sông nhỏ có mọc nhiều cây chiếc - một thứ cây thấp, lá lớn, thường mọc ở vùng nước lợ, lá vị chát, có thể ăn như rau.

Cao su có gốc tiếng Pháp là caoutchouc. Đây là loại cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, họ thầu dầu, thân thẳng đứng, có nhiều mạch mủ trong lớp vỏ lụa, lá kép lông chim có 3 lá chét. Cây có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, từ cuối thế kỷ XIX, được phát triển mạnh sang Đông Nam Á và Châu Phi nhiệt đới, trở thành cây công nghiệp quan trọng, trồng nhiều nơi để lấy mủ chế biến cao su [7]. Ví dụ: nông trường Cao Su Cẩm Mỹ (CM), nông trường Cao Su Ông Quế (CM)...

c. Cũng có một vài cái tên hơi khó hiểu và gây nhiều tranh cãi, chẳng hạn Dầu Giây, Bằng Lăng.

Bằng Lăng là một địa danh xưa của tỉnh Đồng Nai. Nhiều người đọc và viết chệch thành Bàn Lân, Bàn Lăng, Bàng Lăng. Cái tên này có hai cách lý giải:

Thứ nhất, nhiều người cho rằng Bằng Lăng là tên một loại cây to, hoa màu tím hồng, gỗ nâu vàng. Đây là loài cây bản địa, mọc rất nhiều trước đây trong vùng Đồng Nai và Gia Định.

Thứ hai, Bằng Lăng là tên loại cây blaang (bonrbax malabarium) của người Mạ - một loại cây gạo, gọi là cây gạo Malaba Ấn Độ. Loại cây này "đốn từ trong rừng đem về trồng ở buôn làng để làm cọc hiến sinh (người ta buộc con trâu để giết tế lễ vào đó); cây cọc này sẽ đâm rễ xanh tươi trở lại và đây là di tích chỉ báo sự chiếm ngụ của con người trên vùng đất đã bị bỏ đi. Loại gạo mọc ở núi cao và cao nguyên thường nhỏ thấp ở mức trung bình; ngược lại, cây gạo mọc ở bờ sông, triền đất thung lũng phù sa ở miền hạ lại đạt đến kích thước cao lớn, nổi bật trên tầng cây rừng xanh thẩm quanh nó" [2].

Ngã ba Dầu Giây, thuộc huyện Trảng Bom. Có người cho rằng sỡ dĩ khu vực này có tên là "Dầu Giây" vì trước kia ở đây có nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt, rồi do phát âm sai nên "Dây" đọc thành "Giây".

Một cách lý giải khác về địa danh này là vào năm 1954 một số giáo dân theo hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm di cư vào khu vực miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này, họ đem theo mình những tập tục, thói quen trồng cây trầu tại khu mình sống. Vì thế ở đây xuất hiện rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh không nói được âm "tr" nên họ đọc thành "d, gi", do vậy trầu dây đọc thành Dầu Giây.

Sông Lá Buông thuộc xã Phước Tân, Long Thành. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi là Bối Diệp Giang (sông Lá Buông), tục gọi rạch Lá Buông, ở đấy có nhiều cư dân sinh sống bằng cách lấy lá buông dệt buồm, đan tấm, đánh dây, chặt tàu đem bán sinh nhai, nên mới gọi tên như thế [3].

Trong Tự vị tiếng Việt miền Nam, Vương Hồng Sển giải thích: có hai loại lá khác nhau là lá buôn (bối diệp) và lá buông (bồng diệp). Theo Huỳnh Tịnh Của và Lê Ngọc Trụ, thì lá buôn (không g) dùng dệt buồm. Lá tốt dùng chép kinh, gọi kinh lá bối: bối Diệp Kinh, lá buôn là bối diệp. Trương Vĩnh Ký ghi: sông hay rạch Lá Buôn là Bối Diệp giang. Còn theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì: bồng diệp, lá nó dài, dùng lợp nhà, nhưng không dùng chép kinh. Bồng: tốt, dài, tên cỏ (bồng xá, bồng hộ). Ông Trương Vĩnh Ký viết: sông hay rạch Lá Buông (có g) là Bồng Giang (Kompong Lén), vẫn khác với sông hay rạch Lá Buôn (không g) là kompong cre (c.v. chré) [5].

Vậy thì, lá buông mà Trịnh Hoài Đức đã viết ở trên thực ra là lá buôn (bối diệp).

Còn rất nhiều cây cỏ, động vật được nhắc đến trong địa danh ở Đồng Nai. Điểm sơ qua một vài cái tên cũng đủ thấy sự phong phú, đa dạng về hệ thống động thực vật của tỉnh nhà.

Tác giả & Sách trích dẫn:

 [1]. Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai (1998), Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai, tr.326.
 [2]. Jean Boulbet (1960), Descriptions de la végétation en pays Maa (Mô tả thảo mộc ở xứ người Mạ), BSEI, tr.121.
 [3]. Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, Huỳnh Văn Tới hiệu đính, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, tr.23, tr.33, tr.164, tr..
 [4]. Lương Văn Lựu (1972), Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 1, tác giả xuất bản,  tr.97, tr.116, tr.198-208.      
 [5]. Vương Hồng Sển (1999), Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.441-443
 [6]. Võ Nữ Hạnh Trang (2006), Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV TP. HCM, TP. Hồ Chí Minh, tr.88.
 [7]. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr.362-363.
## Địa danh Đồng Nai mang tên động vật và thực vật ### Nguyễn Thái Liên Chi https://dp.lhu.edu.vn/175/6423/Dia-danh-Dong-Nai-mang-ten-dong-vat-va-thuc-vat.html Mỗi vùng, mỗi tỉnh thành của đất nước ta đều có hệ thống địa danh riêng. Xét từ góc độ ngôn ngữ, những địa danh ấy được tạo nên từ nhiều phương thức khác nhau. Trước thế kỷ 17, Đồng Nai là một vùng đất hoang vu, nhiều rừng rậm. Dần dần, người Việt đến đây khai hoang, mở đất. Để tồn tại, họ đã phải tập làm quen, thích nghi với môi trường sống của vùng đất mới, tìm cách chống chọi với thiên nhiên, với khí hậu và cả thú dữ. Chính vì vậy, có khá nhiều địa danh chỉ địa hình ở Đồng Nai mang tên các con vật hoặc cây cỏ do con người "coi mặt đặt tên" cũng là điều dễ hiểu. Chẳng hạn về thực vật thì có hoa mai, hoa bằng lăng, hoa giấy, cây xoài, cây quýt...; hay những con vật như cọp, ngựa, cá sấu, dê, heo... Đây được xem là một phương thức giữ vai trò chủ đạo để tạo ra phần lớn địa danh ở tỉnh Đồng Nai: phương thức tự tạo. **1. Những địa danh mang tên động vật ** Những địa danh có tên các con vật trên cạn như: suối Cọp, đập Suối Dê Chạy (Vĩnh Cửu), suối Sóc (Cẩm Mỹ), suối Chồn (thị xã Long Khánh), bàu Ngựa (Định Quán), đập Suối Heo (Xuân Lộc), ấp Bến Cò (Nhơn Trạch), sông Rết (Trảng Bom)... Địa danh có tên các con vật dưới nước như: rạch Cá, lòng tắt Cua (Nhơn Trạch), bàu Sấu (Tân Phú)... Các con vật bay được thì có tắt Le Le (Nhơn Trạch), đảo Ó (Vĩnh Cửu), cầu Vạc (Long Thành), ấp Bàu Chim (Tân Phú)... Như vậy, có khá nhiều động vật quen thuộc và phổ biến trong dân gian, gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người tồn tại trong địa danh ở Đồng Nai. Bên cạnh đó, qua những địa danh này, ta còn biết được một số loại động vật trước đây xuất hiện nhiều ở địa bàn nào đó nhưng ngày nay chúng có thể không còn, hoặc có thể còn nhưng rất hiếm. Chẳng hạn như: suối Cọp, bàu Ngựa, bàu Sấu, hay nhiều địa danh mang tên con Nai như phường Hố Nai, Nhà Nai, Hang Nai, sông Đồng Nai... Dưới đây là cách giải thích của một số địa danh mang tên động vật ở Đồng Nai, được trích lọc từ nguồn tài liệu sưu tầm và tài liệu do chúng tôi tự tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu và đi thực tế. Hang Bạch Hổ (Định Quán) nằm dưới cụm núi Đá Voi. Tích truyền rằng, xưa kia, khi rừng rậm còn nhiều, có một cặp hổ trắng về ẩn tại núi Đá Voi. Điều kỳ lạ là cặp chúa sơn lâm này không bắt người ăn thịt mà thường xuống nghe kinh Phật ở chùa Thiện Chơn. Sau này rừng bị phá dần, lại thêm chiến tranh, cặp hổ bỏ đi. Nhân dân cho là Hổ thần nên đặt tên hang là Bạch Hổ [1]. Hang Dơi (thị xã Long Khánh) mang tên như vậy vì trong hang có cả ngàn con dơi trú ngụ. Người dân địa phương cho biết có lẽ đây là hệ quả của miệng núi lửa ngày xưa, nên để lại những hang động sâu thăm thẳm. Một câu chuyện được truyền miệng là trước đây, có một anh thanh niên cầm đèn pin đi vào trong hang để thám hiểm hang dơi này. Nhưng anh đi mãi mà không thấy về, sau lần đó dân làng Bàu Sen không còn ai muốn thám hiểm hang dơi này nữa. Cá trong làng cổ Bến Cá (Vĩnh Cửu) là ở miền Tây, có hai loại nổi tiếng là cá bay và cá linh. Ngoài ra còn có hàng chục loại cá nước ngọt sinh sống ở miền sông này. Một số địa danh khác cùng loại như ấp Bàu Cá (Xuân Lộc), rạch Cá (Nhơn Trạch)... Nhiều địa danh mang tên động vật không phản ánh sự tồn tại của động vật có trên địa bàn mà là do con người liên tưởng đến hình dáng của động vật đó. Ví dụ, nhánh sông trông như cựa con gà gọi là sông Cựa Gà Lầy (Nhơn Trạch). Núi Con Rắn ở xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, vì đường đi quanh núi ngoằn ngoèo như con rắn nên mới gọi tên như trên. Hàn Heo là một địa danh cũ của tỉnh Đồng Nai. Hàn là chỗ chắn ngang sông rạch, làm cản trở lưu thông. Vật chắn ngang có thể là đá hay lòng cầu hay cây (nhân tạo) (nhiều người viết lầm thành "hàng" ). Cái tên Hàn Heo ra đời là do giữa lòng sông, đá nổi lên hình con heo lớn nằm phủ phục. Tục truyền lúc heo nằm xuôi thì nước êm và khi heo nằm ngang thì nước đổ mạnh, tiếng vang dội đến xa [4]. Tâm lý kiêng kỵ, tránh nói đến những điều phạm thượng, thiêng liêng cũng được biểu hiện qua cách đặt địa danh. Khi vùng Đồng Nai còn hoang sơ, con người đến khai phá đã gặp nhiều thú dữ đe dọa cuộc sống của họ, đặc biệt là cọp, sấu và voi. Một mặt, con người tiêu diệt chúng, mặt khác lại "sợ" chúng vì vậy họ xem những con vật ấy là những con vật linh thiêng, có tính thần thánh, ma quái, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Người dân tin rằng dùng một cái tên khác để gọi tên những con vật hung dữ như vậy sẽ giúp họ có cuộc sống tốt hơn, tránh những điều rủi ro. Một số địa danh minh họa cho điều này đó là núi Bồ (Định Quán), núi Tượng (Tân Phú), trong đó các từ Bồ, Tượng dùng để chỉ con voi. Trong rạch Ông Kèo (Nhơn Trạch), từ Kèo nghĩa là chuyên kèo (lôi) người đi ghe xuồng té xuống sông để ăn thịt. Người ta dùng từ Ông đi trước để thể hiện thái độ kiêng dè, đề cao đối với một con vật to lớn, hung dữ như cọp và cá sấu ở chốn sơn lâm và vùng sông nước [6]. Về tín ngưỡng, bốn con vật Long, Lân, Quy, Phụng vốn là những con vật linh thiêng trong thần thoại Trung Quốc với những đặc tính xuất chúng. Long (rồng) thường được mượn danh dùng cho các bậc đế vương, tượng trưng cho uy quyền. Lân vốn là kỳ lân, thú cùng loại với sư tử, hình thù cổ quái bởi sừng đuôi trâu, chân ngựa nhưng tính tình rất hiền, không ăn sinh vật, khi xuất hiện là báo điềm lành. Vì vậy, đây là con vật đại diện cho sự thanh bình. Quy (rùa) là loài sinh vật có thể nhịn ăn mà vẫn sống, cho nên nó đại diện cho tướng quý, sống thọ. Phụng (phượng hoàng) là loài chim quý, lông đuôi dài, khi xòe lên, ửng hoa sao ngũ sắc, đại diện cho hạnh phúc lứa đôi. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm này của nước bạn. Tác giả Lương Văn Lựu đã ghi rõ về vùng đất thiêng Đồng Nai - vùng đất tứ linh, có ẩn hình bốn con vật nêu trên như sau: Dưới thời các chúa Nguyễn, có danh xưng Phước Long giang (sông Đồng Nai ngày nay) nghĩa là con sông rồng đem phước quả vào vùng đất Biên Hòa. Bên cạnh đó còn có núi Bửu Long (nghĩa là rồng quý), hồ Long Ẩn... Hay cái tên xưa Lân Thành nay thuộc phường Tân Tiến (Biên Hòa), do thế đất nên được đặt ra, do Lân mà thành. Đảo Qui Dự (còn gọi là cù lao Rùa, nay thuộc tỉnh Bình Dương), nguyên là một gò đất nổi, trên có huyền vũ gồm một rừng cổ thụ, mà ngọn cây họp thành hai chòm như hai cái vung úp, cái lớn cao, cái nhỏ thấp, gần nhau, ở xa trông rõ là hình con linh qui khổng lồ, có đủ mai và quay đầu về hướng tây bắc nằm trên sông Phước Long. Trên quốc lộ 15, dẫn đi Vũng Tàu, ranh giới hai xã Tam Phước và Phước Tân, có một chiếc cầu, sử ghi là Phụng Kiều. Vùng đất thiêng chiến khu Đ theo tương truyền là một "Phượng trì", vì vùng ao to rộng này, xưa có chim phượng đến tắm, rỉa lông. Do đó, dân địa phương đặt là Bàu Phụng (không phải Bà Phụng) [4]. ** 2. Những địa danh mang tên thực vật** Việc dùng tên cây cỏ để đặt địa danh ở Đồng Nai cũng là một hiện tượng phổ biến. Lý do là cây cỏ rất gần gũi, gắn bó với nơi ăn chốn ở, nơi sinh ra và lớn lên của con người. Con người tri giác và đặt tên. Có thể kể ra hàng loạt tên như: suối Xoài, suối Quýt, suối Nho, suối Cây Đa (Cẩm Mỹ), suối Cây Sung, thác Bàng (Vĩnh Cửu), ấp Cây Điệp, suối Tre, sông Trầu (Trảng Bom), ấp Phượng Vỹ (Xuân Lộc), ấp Bến Sắn, rạch Tràm (Nhơn Trạch), chợ Cây Me, cầu Suối Bí (Thống Nhất)... Ngoài những tên cây phổ biến như đã kể trên, còn có những loại cây vốn là đặc sản của địa phương Đồng Nai như suối Săng Máu (Biên Hòa), suối Muồng, đồi Củ Chụp, ấp Cây Cầy (Vĩnh Cửu), ấp Cây Điều, huyện Trảng Bom, xã Cây Gáo, cầu Chôm Chôm (Trảng Bom), sông Buông, rạch Chiếc (Long Thành), núi Mây Tào, suối Su, ấp Trảng Táo (Xuân Lộc), ngã ba Vườn Mít (Biên Hòa)... a. Đầu tiên là những cách đặt tên dân gian, rất gần gũi và dễ hiểu đối với người dân. Chẳng hạn, rạch Lá (Nhơn Trạch) mang tên như vậy là do ở đây có nhiều lá dừa nước. Gọi là thác Mai (ĐQ) vì vào thời gian trước, khi nơi đây còn hoang sơ, mùa xuân đến, xung quanh thác, ngoài hoa bằng lăng còn có rất nhiều mai rừng khoe sắc. Những loại mai cổ thụ quý hiếm có gốc rễ rất to, nở hoa vàng rực cả đoạn thác. Hiện nay thác vẫn còn mai nhưng số lượng đã giảm nhiều, nhất là mai rừng. Hàng Gòn là một xã thuộc thị xã Long Khánh có nghĩa là hàng cây gòn. Gòn là loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, quả hình thoi chứa nhiều sợi bông, dùng để nhồi vào nệm, gối. Khu du lịch Bò Cạp Vàng (Phước Khánh - NT) được ông Nguyễn Văn Sửu - một nhà giáo về hưu - thành lập tự phát vào năm 1992. Tên khu du lịch được đặt vì tại nơi đây có trồng nhiều cây bò cạp vào khoảng tháng 3, 4 hàng năm trổ hoa vàng rực cả một vùng. Đây là thứ cây tạp, bông giống như bông điệp, trái tròn dài, người ta dùng nó để ăn trầu, vỏ nó dùng làm thuốc chống rét. Cây gáo có tên khoa học là sarcocephalus cordatus, cây thân gỗ hay mọc hoang ở khe suối, chân đồi. Hoa màu vàng hoặc trắng vàng, phiến lá có dạng hình trái xoan, cành tập trung ở phần ngọn, quả có vị chua. Huyện Trảng Bom có xã Cây Gáo, chợ Cây Gáo. Cây chàm có danh pháp khoa học Indigofera tinctoria, là dạng cây bụi cao khoảng 0,5-2 mét. Nó có thể là cây một năm, hai năm hay lâu năm, phụ thuộc vào khí hậu nơi nó sinh sống. Nó có các lá kép lông chim lẻ với 7-15 lá chét tròn màu lục nhạt và chùm hoa màu hồng hay tím. Lá hoặc thân cây chàm được chế biến làm thuốc nhuộm màu chàm. Cuốn Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 1, có ghi lại địa danh này như sau: Cây Chàm đã sống từ mấy ngàn năm trước, to và cao nhất ở phía Tây Bắc trường Nữ tiểu học, bị trốc gốc sau trận giông ngày 24/7/1950, đường Nguyễn Hữu Cảnh [4]. Biên Hòa có đường Cây Chàm, chợ Cây Chàm. Cù Lao Giấy là một khu du lịch thuộc xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Đây là vùng sông nước miệt vườn với cây cối xanh tươi. Địa danh này ra đời là do tại khu vực này trồng nhiều bông giấy và có cả nhà máy sản xuất giấy. Bàu Sen thuộc địa phận ấp 4, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Đây là tên một khu đồng trũng, rộng khoảng 3-4 hecta, quanh năm ngập nước, có nhiều sen mọc chen với cỏ lác. b. Địa danh mang tên thực vật có nguồn gốc không thuần Việt được thể hiện rõ nhất ở một số địa danh như rạch Chiếc (Phước Tân - Long Thành), có gốc Khmer, dạng gốc là Prêk Cèk (theo Trương Vĩnh Ký), nghĩa là dòng sông nhỏ có mọc nhiều cây chiếc - một thứ cây thấp, lá lớn, thường mọc ở vùng nước lợ, lá vị chát, có thể ăn như rau. Cao su có gốc tiếng Pháp là caoutchouc. Đây là loại cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, họ thầu dầu, thân thẳng đứng, có nhiều mạch mủ trong lớp vỏ lụa, lá kép lông chim có 3 lá chét. Cây có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, từ cuối thế kỷ XIX, được phát triển mạnh sang Đông Nam Á và Châu Phi nhiệt đới, trở thành cây công nghiệp quan trọng, trồng nhiều nơi để lấy mủ chế biến cao su [7]. Ví dụ: nông trường Cao Su Cẩm Mỹ (CM), nông trường Cao Su Ông Quế (CM)... c. Cũng có một vài cái tên hơi khó hiểu và gây nhiều tranh cãi, chẳng hạn Dầu Giây, Bằng Lăng. Bằng Lăng là một địa danh xưa của tỉnh Đồng Nai. Nhiều người đọc và viết chệch thành Bàn Lân, Bàn Lăng, Bàng Lăng. Cái tên này có hai cách lý giải: Thứ nhất, nhiều người cho rằng Bằng Lăng là tên một loại cây to, hoa màu tím hồng, gỗ nâu vàng. Đây là loài cây bản địa, mọc rất nhiều trước đây trong vùng Đồng Nai và Gia Định. Thứ hai, Bằng Lăng là tên loại cây blaang (bonrbax malabarium) của người Mạ - một loại cây gạo, gọi là cây gạo Malaba Ấn Độ. Loại cây này "đốn từ trong rừng đem về trồng ở buôn làng để làm cọc hiến sinh (người ta buộc con trâu để giết tế lễ vào đó); cây cọc này sẽ đâm rễ xanh tươi trở lại và đây là di tích chỉ báo sự chiếm ngụ của con người trên vùng đất đã bị bỏ đi. Loại gạo mọc ở núi cao và cao nguyên thường nhỏ thấp ở mức trung bình; ngược lại, cây gạo mọc ở bờ sông, triền đất thung lũng phù sa ở miền hạ lại đạt đến kích thước cao lớn, nổi bật trên tầng cây rừng xanh thẩm quanh nó" [2]. Ngã ba Dầu Giây, thuộc huyện Trảng Bom. Có người cho rằng sỡ dĩ khu vực này có tên là "Dầu Giây" vì trước kia ở đây có nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt, rồi do phát âm sai nên "Dây" đọc thành "Giây". Một cách lý giải khác về địa danh này là vào năm 1954 một số giáo dân theo hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm di cư vào khu vực miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này, họ đem theo mình những tập tục, thói quen trồng cây trầu tại khu mình sống. Vì thế ở đây xuất hiện rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh không nói được âm "tr" nên họ đọc thành "d, gi", do vậy trầu dây đọc thành Dầu Giây. Sông Lá Buông thuộc xã Phước Tân, Long Thành. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi là Bối Diệp Giang (sông Lá Buông), tục gọi rạch Lá Buông, ở đấy có nhiều cư dân sinh sống bằng cách lấy lá buông dệt buồm, đan tấm, đánh dây, chặt tàu đem bán sinh nhai, nên mới gọi tên như thế [3]. Trong Tự vị tiếng Việt miền Nam, Vương Hồng Sển giải thích: có hai loại lá khác nhau là lá buôn (bối diệp) và lá buông (bồng diệp). Theo Huỳnh Tịnh Của và Lê Ngọc Trụ, thì lá buôn (không g) dùng dệt buồm. Lá tốt dùng chép kinh, gọi kinh lá bối: bối Diệp Kinh, lá buôn là bối diệp. Trương Vĩnh Ký ghi: sông hay rạch Lá Buôn là Bối Diệp giang. Còn theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì: bồng diệp, lá nó dài, dùng lợp nhà, nhưng không dùng chép kinh. Bồng: tốt, dài, tên cỏ (bồng xá, bồng hộ). Ông Trương Vĩnh Ký viết: sông hay rạch Lá Buông (có g) là Bồng Giang (Kompong Lén), vẫn khác với sông hay rạch Lá Buôn (không g) là kompong cre (c.v. chré) [5]. Vậy thì, lá buông mà Trịnh Hoài Đức đã viết ở trên thực ra là lá buôn (bối diệp). Còn rất nhiều cây cỏ, động vật được nhắc đến trong địa danh ở Đồng Nai. Điểm sơ qua một vài cái tên cũng đủ thấy sự phong phú, đa dạng về hệ thống động thực vật của tỉnh nhà. ** Tác giả & Sách trích dẫn:** [1]. Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai (1998), Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai, tr.326. [2]. Jean Boulbet (1960), Descriptions de la végétation en pays Maa (Mô tả thảo mộc ở xứ người Mạ), BSEI, tr.121. [3]. Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, Huỳnh Văn Tới hiệu đính, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, tr.23, tr.33, tr.164, tr.. [4]. Lương Văn Lựu (1972), Biên Hòa sử lược toàn biên, tập 1, tác giả xuất bản, tr.97, tr.116, tr.198-208. [5]. Vương Hồng Sển (1999), Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.441-443 [6]. Võ Nữ Hạnh Trang (2006), Văn hóa qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV TP. HCM, TP. Hồ Chí Minh, tr.88. [7]. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr.362-363.

Vài nét về địa danh ở tỉnh An Giang

Lê Trung Hoa

Khoa Văn học và Ngôn ngữ

"Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số VII2.2-2011.06”.

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=4861%3Avai-net-v-a-danh-tnh-an-giang&catid=71%3Angon-ng-hc&Itemid=107&lang=vi

Tóm tắt

An Giang, về diện tích, đứng hàng thứ tư ở đồng bằng sông Cửu Long; nhưng về dân số đứng hàng thứ nhất (với 2.149.200 người, trong đó dân tộc Khmer có 86.592 người, chiếm 3,9% dân số của tỉnh). Địa danh tỉnh này có một số đặc điểm: Về địa danh chỉ địa hình, số tên chỉ dòng chảy nhân tạo (kênh, mương, 1.500 đơn vị) nhiều gần gấp 10 lần dòng chảy tự nhiên (sông, rạch, 159 đơn vị)… Về ngữ nguyên, địa danh hành chính hầu hết là từ Hán Việt: Phú (154 địa danh), Bình (148 địa danh),…Có độ 10 địa danh gốc Khmer. Một số địa danh mang tên những người có công khai phá vùng đất này (Thoại Hà, Vĩnh Tế) và một số tên anh hùng, liệt sĩ hi sinh vì vùng đất thân yêu. Sau cùng, nhiều địa danh vốn là tên cây, tên thú, tên sự vật của tỉnh.

1. An Giang là một tỉnh ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đứng hàng thứ tư (3.536,8 km2), sau ba tỉnh Kiên Giang (6.346,3 km2), Cà Mau (5.331 km2) và Long An (4.493 km2). Nhưng về dân số, An Giang đứng hạng nhất với 2.149.200 người, trong đó dân tộc Khmer có 86.592 người, chiếm 3,9% dân số của tỉnh. Do đó, bên cạnh đa số địa danh thuần Việt và Hán Việt, có một số địa danh gốc Khmer.

2.1. Địa danh chỉ địa hình:

An Giang vừa là tỉnh thượng nguồn của hệ thống sông Cửu Long vừa là một trong những tỉnh thuộc vùng tứ giác Long Xuyên nên số lượng dòng chảy khá lớn. Nhưng số lượng dòng nước tự nhiên (159 đơn vị) không nhiều bằng dòng nước nhân tạo (1.500 đơn vị). Đứng đầu các dòng chảy là kênh (1.115 địa danh: kênh Vĩnh Tế, kênh An Châu, kênh Bình Khánh,…), kế đến là mương (375 địa danh: mương Bình Mỹ, mương Chà Và, mương Đa Phước,…), tiếp theo là rạch (111 địa danh: rạch Phú Hòa, rạch Mỹ Hòa Hưng, rạch Phú Thuận,…)*. Điều này phản ảnh hệ thống kênh rạch chằng chịt là không chỉ là đặc trưng địa lý tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình con người nạo vét sông rạch, đào kênh mương để thoát lũ, thau chua rửa phèn , mang lại những hạt lúa vàng xuất khẩu, làm giàu cho đất nước.

Bên cạnh những dòng chảy quen thuộc trên, ở An Giang còn có những dòng chảy hơi hiếm so với những nơi khác.

Ngả Cái là tên hai nhánh sông, hai con rạch, một ở phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, một ở xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; rạch này dài 2.200m, rộng 2m, sâu 0,5m. Ngả Cái là "rạch lớn”.

Chong Rây là ngọn ở xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, dài 2.283m, rộng 10m, sâu 1,5m, đào trước năm 1975. Ngọn Cái là rạch ở các xã Hòa Bình Thanh, Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Ngọn là "dòng nước nhỏ ở đầu nguồn sông” và Ngọn Cái là dòng nước tương đối lớn.

Rộc là một từ có sử dụng trong tiếng Việt Trung Bộ và Bắc Bộ nhưng với nghĩa là "đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi: ruộng rộc” (3) và ca dao Trung Bộ có câu:

Ra đi mẹ có dặn dò

Ruộng rộc thì cấy, ruộng gò thì gieo.

Nhưng ở An Giang, rộc còn có nghĩa là "ngòi nước nhỏ, hẹp”. Khánh An là rộc ở huyện An Phú, dài 1.200m, rộng 4m. Phú Hữu là rộc cũng ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, dài 3.000m, rộng 2m.

Xép vốn là một tính từ, có nghĩa là "nhỏ”, nhưng ở Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, nó chuyển hóa thành danh từ, chỉ dòng nước nhỏ. Ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, có xép Bà Lý, dài 10.500m, rộng 6m, sâu 1,2m, đào trước năm 1975.

Cũng như ở các vùng khác ở Nam Bộ, An Giang có nhiều dòng chảy khởi đầu bằng thành tố Cái. Cái là dòng nước chỉ sông/rạch/kênh.

Cái Tàu Thượng là tên chợ, tên cầu và là tên con kênh làm ranh giới giữa huyện Chợ Mới, An Giang và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Cái Tàu Thượng tương ứng với từ tổ Khmer Păm Prêk Sampou Lơ (vàm rạch tàu thuỷ ở trên). Như vậy, Tàu ở đây là tàu thuỷ.

Còn Cái Tàu Hạ là tên chợ, tên thị trấn và tên con kênh ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Từ ý nghĩa của Cái Tàu Thượng, ta suy ra Tàu trong Cái Tàu Hạ cũng là tàu thủy.

Cái Tắc là rạch ở huyện Phú Tân, dài 9.100m, rộng 8m. Cái Tắc có dạng gốc Cái Tắt, là "rạch đi tắt từ nơi này đến nơi khác”.

Cái Tây là cầu ở xã Hòa An, huyện Chợ Mới, khánh thành ngày 17-9-2011. Cái Tây là "rạch phía tây”. Có lẽ tên rạch chuyển thành tên cầu.

Cái Vồn là rạch ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, dài 2.800m, rộng 4m, sâu 1m, vét năm 1987. Cái Vồn nửa thuần Việt nửa Khmer. Người Khmer gọi Srôk Tà Von "xứ ông Von” (14). Vậy Cái Vồn là "rạch ông Vồn”.

Cái Vừng là sông ở huyện Tân Châu. Cái Vừng là "sông chảy qua vùng có các cây vừng - thứ cây lớn lá, hay mọc theo đất bưng” (5).

Cái có một biến âm là Cả.

Cả Bứa là kênh ở huyện Thoại Sơn. Cả Bứa là biến âm của Cái Bứa, là "kênh chảy qua vùng nhiều cây bứa”.

Cả Bướm là kênh ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Cả Bướm có lẽ là biến âm của Cái Bướm, nghĩa là "kênh có nhiều cây bướm – "loại cây có gai, mọc ven bờ sông rạch, cao khoảng 3-4m, lá giống như lá cây mai, gai mọc ở dưới gốc dài khoảng 3cm nhưng trên thân thì gai ngắn còn khoảng 2cm. Gỗ thường được dùng làm cột nhà” (9).

Cả Tre là rạch ở xã Phú Xuân, huyện Phú Tân. Cả Tre là biến âm của Cái Tre, nghĩa là "rạch cây tre”.

Cả Trôm là cầu ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cả Trôm là biến âm của Cái Trôm, nghĩa là "rạch cây trôm”.

Bên cạnh các dòng chảy vừa nêu trên, An Giang cũng có một số từ chỉ các địa hình sông nước mà các vùng khác ở Nam Bộ cũng có.

Búng là chỗ nước xoáy ở giữa dòng sông, có thể gây nguy hiểm cho ghe thuyền. Ở An Giang có búng Bình Thiên thuộc huyện An Phú. Búng Lớn và Búng Nhỏ là hai ấp ở các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, huyện An Phú. Địa danh Búng ở Bình Dương cũng thuộc loại này.

Bưng gốc Khmer bâng, nghĩa là "vùng đầm lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác”(3) Bưng Bùn là vùng đất nằm giữa hai đầu kênh Vĩnh Tế, có nhiều bùn đất.

Lung là bàu, vũng, chỗ ngập nước giữa đồng hoặc giữa rừng. Lung Ấu là rạch ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Lung Ấu là "cái bàu có nhiều cây ấu”.

Cù lao thoát thai từ một từ Mã Lai pulaw, nghĩa là "cồn, đảo”. Trong tiếng Việt đã có sẵn từ cù lao, chỉ công lao khó nhọc của cha mẹ trong quá trình nuôi con (cửu tự cù lao: chín chữ cù lao). Do đó, thay vì du nhập nguyên dạng từ pulaw của Mã Lai, ông cha ta đã mượn âm từ cù lao để người Việt dễ dùng, dễ nhớ: cù lao Chà Và, cù lao Năng Gù/Năng Cù, cù lao Ông Chưởng,…

Láng là từ địa phương chỉ đầm, đìa. Ở An Giang có Láng Linh. Có người giải thích là "vùng đất thấp nước linh láng” (8 ). Cách giải thích này chưa thuyết phục lắm.

2.2. Về ngữ nguyên:

2.2.1. Địa danh hành chính của tỉnh An Giang cũng đa số là từ Hán Việt như những tỉnh khác của Nam Bộ.

Nhiều nhất là thành tố Phú "giàu có” (154 địa danh: huyện Phú Tân, xã Phú Thành, thị trấn An Phú, huyện Châu Phú,…);

thứ hai là thành tố Bình "không chiến tranh” (148 địa danh: phường Bình Đức, mương Bình Mỹ, thị trấn Long Bình, xã Khánh Bình,…);

kế đến là thành tố Vĩnh "mãi mãi” (127 địa danh: xã Vĩnh Châu, xã Vĩnh Tế, phường Vĩnh Mỹ, xã Phú Vĩnh,…);

tiếp theo là An "yên ổn” (124 địa danh: tỉnh An Giang, huyện An Phú, xã Khánh An, xã Vĩnh An,…);

thứ năm là Long "thịnh vượng, to lớn” (114 địa danh: thành phố Long Xuyên, thị trấn Long Bình, phường Mỹ Long, xã Phú Long,…);

thứ sáu là yếu tố Mỹ "đẹp đẽ” (110 tên đất: phường Mỹ Bình, phường Mỹ Long, thị trấn Phú Mỹ, kênh Định Mỹ,…)*;

Các từ này thể hiện ước vọng sống trong sự giàu có, yên bình, tốt đẹp và hòa thuận trên vùng đất mới.

2.2.2. Địa danh gốc Khmer:

Ở An Giang có độ 10 địa danh gốc Khmer mà chúng ta có thể xác định được nguồn gốc và ý nghĩa:

Cần Đăng là tên kênh, mương, chợ, xã ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Cần Đăng gốc Khmer Kon Đal, nghĩa là "ở giữa” (10).

Cần Xây là tên rạch, chợ ở phường Bình Đức, tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Cần Xây cũng gọi Cần Thay, gốc Khmer Banlê Ansay (14). Ansay là tên một giống rùa quí, dành cho vua (5).

Đam Pô là gò ở ấp Ninh Hoà, xã An Tức, huyện Tri Tôn, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Óc Eo. Đam Pô gốc Khmer Đam Pồ, thường gọi là lâm vồ (7, 15), nghĩa là "cây bồ đề”.

Mương Thơm là rạch ở xã Mỹ Thạnh, tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Mương Thơm vừa gốc thuần Việt mương vừa gốc Khmer Thom, nghĩa là "mương lớn”.

Năng Gù là cù lao ở huyện Châu Thành và là bến phà trên tỉnh lộ 954 Tân Châu-Năng Gù, huyện Tân Châu. Cũng gọi Năng Cù. Năng Gù gốc Khmer Snèn Kô (14) / Xeneng Co (12), nghĩa là "sừng bò” (15).

Ô là một từ gốc Khmer, nghĩa là "suối”. Ô Tà Sóc là suối ở huyện Tri Tôn, chảy từ núi Dài xuống, dài độ 2,5km. Ô Tà Sóc gốc Khmer, nghĩa là "suối ông Sóc”. Ô Thum là suối ở huyện Tri Tôn, chảy từ núi Cô Tô xuống, dài 2,88km và cũng là tên suối ở huyện Tịnh Biên. Ô Thum gốc Khmer, nghĩa là "suối lớn”. Ô Tức Xa là suối ở huyện Tịnh Biên, chảy từ núi Cấm xuống, dài 4km. Ô Tức Xa gốc Khmer: Ô: suối; Tức: nước; Xa: chưa biết nghĩa (6).

Tà Mos là kênh ở xã Vĩnh Trung, huyện Tân Biên, dài 2.300m, rộng 6-8m, sâu 0,5m, đào năm 1990. Tà Nung là núi ở xã Xuân Tô, huyện Tân Biên, cao 59m, chu vi 1.450m. Tà Xây là rạch ở các xã Long Mỹ, Long Giang, huyện Chợ Mới, dài 560m, rộng 3m, sâu 0,5m, đào năm 1980. Tà là "ông”, còn Mos, Nung, Xây có lẽ là tên người Khmer.

Tầm Vu là rạch ở phường Bình Đức, tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tầm Vu: Có hai cách giải thích: 1.Tầm Vu gốc Khmer Lam Pu, là "cây bần” (13). 2. Tầm Vu gốc Khmer Sampu, là "chiếc thuyền” (15). Về ngữ âm, thuyết sau có lý hơn.

Xà Mách là kênh và cầu bắc qua kênh Xà Mách, ở huyện Chợ Mới. Xà Mách gốc Khmer X’math, nghĩa là "cây tràm” (10).

2.3. Một số địa danh là những tấm bia lịch sử ghi lại công lao của những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ miền đất thân yêu này:

Đào Hữu Cảnh là tên kênh và tên xã ở huyện Châu Phú.

Đào Hữu Cảnh(1930-1970), tên thật là Đào Văn Sạ, chỉ huy lực lượng vũ trang huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đánh thắng lớn 3 trận trong thập niên 1960, hi sinh cùng con trai trong thập niên 1970.

Huỳnh Thị Hưởng là kênh ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới.

Huỳnh Thị Hưởng (1945-1965), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, là liệt sĩ Cách mạng bất khuất.

Huỳnh Văn Triển là kênh ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới. Mương Tịnh là tên kênh và cầu ở xã Long Kiển, huyện Chợ Mới.

Tịnh là bí danh của liệt sĩ Huỳnh Văn Triển (1921-1964), hi sinh khi hoạt động bí mật ở địa phương,

Lê Chánh là tên xã của huyện Tân Châu. Lê Trì là tên xã của huyện Tri Tôn. Có lẽ đây là hai nhân vật của địa phương mà chúng tôi chưa rõ lý lịch.

2.4. Một số địa danh cho chúng ta biết các chức danh đã sử dụng dưới chế độ cũ.

Ông Chưởng là tên rạch, cầu và tên cù lao ở huyện Chợ Mới. Ông Chưởng là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700). Chưởng cơ là "binh chế thời Lê Hiển Tông 1748 đổi phủ vệ thành cơ đội, 300 người gọi 1 đội, 400 gọi 1 cơ” (2). Vậy chưởng cơ là người chỉ huy 400 quân.

Phán Diện là rạch ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Phán Diện có lẽ là cách gọi tắt ông thông phán tên Diện. Thông phán là "chức quan thuộc châu đời Trần đặt năm Giáp Thân (1344) (2) hoặc «chức tá nhị trong một tỉnh, đầu phòng việc, bên bố hay là bên án» (5).

Phó Quế là khóm của phường Mỹ Long, tp. Long Xuyên. Phó Quế là người có chức danh phó (xã, thôn) tên Quế dưới thời Pháp thuộc.

Xã Kịnh là kênh ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, dài 805m, rộng 4m, sâu 1m, đào năm 1989. Xã Kịnh là "xã trưởng tên Kịnh”.

2.5. Một số địa danh đã được xác định nguồn gốc, ý nghĩa khá chính xác và không kém thú vị.

a) Một số yếu tố đứng sau là tên người:

Ở An Giang có 13 địa danh mang tên Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) và vợ ông, bà Châu Thị Tế: kinh Thoại Hà, huyện Thoại Sơn, kinh Vĩnh Tế nối liền các huyện Châu Đốc, Tịnh Biên , Tri Tôn và tỉnh Kiên Giang.

Ba Đon là mương ở xã Hội An, huyện Chợ Mới. Ba Đon là "ông Ngô Văn Đon, sinh năm 1919, nhà ở tại mương” (11).

Bà Cọc là mương ở xã Hội An, huyện Chợ Mới. Bà Cọc là vợ của nhà tư sản Huỳnh Văn Cọc, một người đàn bà khôn lanh, tài giỏi, nổi tiếng trong vùng (11).

b) Một số thành tố đứng sau là tên cây:

Cà Na là ấp của xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, dài 1.600m, rộng 2m. Cà Na cũng gọi là trám, loại cây rừng to, trái dài bằng ngón tay cái, hai đầu nhọn, da xanh, cơm chua.

Chóc là núi ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn. Chóc là "loại rau hay mọc dưới đất bưng” (5).

Xẻo Mác là rạch ở xã Nhơn Hội, huyện An Phú. Mác là một "loại rau cỏ sống dưới nước, cọng dài, lá hình trái tim, ăn được” (5).

Rau Đắng là rạch ở xã Hội An, huyện Chợ Mới. Rau Đắng là "loại cỏ bò nơi ẩm ướt, cộng mập, lá dày đầu tròn hoa trắng, vị đắng, được ăn sống, luộc, hoặc nấu canh, có chất hưng phấn trấn kinh và lợi tiểu tiện” (7).

Rau Tần là ấp của xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Rau Tần là "loại rau thơm, dày lá” (5).

c) Một số yếu tố đứng sau là tên các con vật:

Bồng Bồng là mương ở huyện Châu Phú. Bồng Bồng là chim cùng loại với vịt trời nhưng lớn hơn (10).

Cá Bông là bàu ở xã Phước Hưng, huyện An Phú. Cá Bông là "thứ cá tròn dài, mình có hoa mà lớn” (5).

d) Một số thành tố đứng sau là các sự vật:

Cà Ròn là kênh ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, dài 1.268m rộng 5m, sâu 1,3m, đào năm 2000. Cà ròn là "bao nhỏ dài, đương (đan) bằng lá buôn, hoặc may bằng vải to” (5).

Cây Đao là tảng đá ở huyện Thoại Sơn. Cây Đao vì trên núi có một tảng đá nứt vỡ, có hình dáng một cây đao (1).

Chìm là kênh ở các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới. Chìm vì kênh ở vùng thấp, đến mùa nước nổi, không còn thấy kênh (10).

Nhà Neo là địa điểm ở gần núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nhà Neo là những chiếc ghe được neo lại để chuẩn bị chở đá lấy từ núi đi các nơi (8 ).

3. Qua các phần trình bày trên, ta thấy địa danh An Giang có đủ đặc trưng của địa danh vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long: có nhiều tên sông nước, nhiều từ Hán Việt trong địa danh hành chính, chất liệu dùng để tạo địa danh là những con người, cây cỏ, cầm thú, đồ vật có mặt trên địa bàn. Do đó, khi biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, chúng ta càng yêu thích quê hương và nỗ lực để gìn giữ vùng đất mà ông cha ta đã đổ nhiều mồ hôi và xương máu để bảo vệ nó.

*Theo số liệu thống kê của Nguyễn Thị Thái Trân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đặng Hoàng Thám, Núi Cây Đao, kỳ bí trên Hoa Thê Sơn, Kiến thức ngày nay, số 695, ngày 1-12-1909, 79, 80, 85.

2.Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, HN, Nxb Thanh niên, 2002.

3.Hoàng Phê (cb), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học, 2000.

4.Huỳnh Công Tín, Từ điển từ ngữ Nam Bộ, HN, Nxb KHXH, 2007.

5.Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, SG, 1895-1896.

6.Lê Trung Hoa, Từ điển địa danh Nam Bộ, bản thảo.

7.Lê Văn Đức, Việt Nam từ điển, SG, Khai trí, 1970.

8.Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết, HN, Nxb KHXH, 2004.

9.Nguyễn Tấn Anh, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH-NV, tp.HCM, 2008.

10.Nguyễn Thị Thái Trân, Đặc điểm chính của địa danh tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH-NV, tp. HCM, 2013.

11.Ông Kim Khải, Tìm hiểu di tích, địa danh xã Hội An, Quỹ tiếp sức tài năng An Giang xb, 2010.

12.Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long hay Văn minh miệt vườn , SG, 1979.

13.Thạch Phương-Lưu Quang Tuyến (cb), Địa chí Long An, Nxb Long An, Nxb KHXH, 1989.

14.Trương Vĩnh Ký, xem Lê Hương, Người Việt gốc Miên, tr. 253 – 264. Thái Văn Chải dịch các địa danh gốc Khmer trong sách này.

15.Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, HN, Nxb Văn hoá, 1993.

Nguồn: Ngôn ngữ miền sông nước, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2014, tr. 56-66.

## Vài nét về địa danh ở tỉnh An Giang #### Lê Trung Hoa Khoa Văn học và Ngôn ngữ #### "Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số VII2.2-2011.06”. http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=4861%3Avai-net-v-a-danh-tnh-an-giang&catid=71%3Angon-ng-hc&Itemid=107&lang=vi **Tóm tắt** An Giang, về diện tích, đứng hàng thứ tư ở đồng bằng sông Cửu Long; nhưng về dân số đứng hàng thứ nhất (với 2.149.200 người, trong đó dân tộc Khmer có 86.592 người, chiếm 3,9% dân số của tỉnh). Địa danh tỉnh này có một số đặc điểm: Về địa danh chỉ địa hình, số tên chỉ dòng chảy nhân tạo (kênh, mương, 1.500 đơn vị) nhiều gần gấp 10 lần dòng chảy tự nhiên (sông, rạch, 159 đơn vị)… Về ngữ nguyên, địa danh hành chính hầu hết là từ Hán Việt: Phú (154 địa danh), Bình (148 địa danh),…Có độ 10 địa danh gốc Khmer. Một số địa danh mang tên những người có công khai phá vùng đất này (Thoại Hà, Vĩnh Tế) và một số tên anh hùng, liệt sĩ hi sinh vì vùng đất thân yêu. Sau cùng, nhiều địa danh vốn là tên cây, tên thú, tên sự vật của tỉnh. **1.** An Giang là một tỉnh ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đứng hàng thứ tư (3.536,8 km2), sau ba tỉnh Kiên Giang (6.346,3 km2), Cà Mau (5.331 km2) và Long An (4.493 km2). Nhưng về dân số, An Giang đứng hạng nhất với 2.149.200 người, trong đó dân tộc Khmer có 86.592 người, chiếm 3,9% dân số của tỉnh. Do đó, bên cạnh đa số địa danh thuần Việt và Hán Việt, có một số địa danh gốc Khmer. **2.1. Địa danh chỉ địa hình:** An Giang vừa là tỉnh thượng nguồn của hệ thống sông Cửu Long vừa là một trong những tỉnh thuộc vùng tứ giác Long Xuyên nên số lượng dòng chảy khá lớn. Nhưng số lượng dòng nước tự nhiên (159 đơn vị) không nhiều bằng dòng nước nhân tạo (1.500 đơn vị). Đứng đầu các dòng chảy là kênh (1.115 địa danh: kênh Vĩnh Tế, kênh An Châu, kênh Bình Khánh,…), kế đến là mương (375 địa danh: mương Bình Mỹ, mương Chà Và, mương Đa Phước,…), tiếp theo là rạch (111 địa danh: rạch Phú Hòa, rạch Mỹ Hòa Hưng, rạch Phú Thuận,…)*. Điều này phản ảnh hệ thống kênh rạch chằng chịt là không chỉ là đặc trưng địa lý tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình con người nạo vét sông rạch, đào kênh mương để thoát lũ, thau chua rửa phèn , mang lại những hạt lúa vàng xuất khẩu, làm giàu cho đất nước. Bên cạnh những dòng chảy quen thuộc trên, ở An Giang còn có những dòng chảy hơi hiếm so với những nơi khác. Ngả Cái là tên hai nhánh sông, hai con rạch, một ở phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, một ở xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; rạch này dài 2.200m, rộng 2m, sâu 0,5m. Ngả Cái là "rạch lớn”. Chong Rây là ngọn ở xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, dài 2.283m, rộng 10m, sâu 1,5m, đào trước năm 1975. Ngọn Cái là rạch ở các xã Hòa Bình Thanh, Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Ngọn là "dòng nước nhỏ ở đầu nguồn sông” và Ngọn Cái là dòng nước tương đối lớn. Rộc là một từ có sử dụng trong tiếng Việt Trung Bộ và Bắc Bộ nhưng với nghĩa là "đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi: ruộng rộc” (3) và ca dao Trung Bộ có câu: Ra đi mẹ có dặn dò Ruộng rộc thì cấy, ruộng gò thì gieo. Nhưng ở An Giang, rộc còn có nghĩa là "ngòi nước nhỏ, hẹp”. Khánh An là rộc ở huyện An Phú, dài 1.200m, rộng 4m. Phú Hữu là rộc cũng ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, dài 3.000m, rộng 2m. Xép vốn là một tính từ, có nghĩa là "nhỏ”, nhưng ở Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, nó chuyển hóa thành danh từ, chỉ dòng nước nhỏ. Ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, có xép Bà Lý, dài 10.500m, rộng 6m, sâu 1,2m, đào trước năm 1975. Cũng như ở các vùng khác ở Nam Bộ, An Giang có nhiều dòng chảy khởi đầu bằng thành tố Cái. Cái là dòng nước chỉ sông/rạch/kênh. Cái Tàu Thượng là tên chợ, tên cầu và là tên con kênh làm ranh giới giữa huyện Chợ Mới, An Giang và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Cái Tàu Thượng tương ứng với từ tổ Khmer Păm Prêk Sampou Lơ (vàm rạch tàu thuỷ ở trên). Như vậy, Tàu ở đây là tàu thuỷ. Còn Cái Tàu Hạ là tên chợ, tên thị trấn và tên con kênh ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Từ ý nghĩa của Cái Tàu Thượng, ta suy ra Tàu trong Cái Tàu Hạ cũng là tàu thủy. Cái Tắc là rạch ở huyện Phú Tân, dài 9.100m, rộng 8m. Cái Tắc có dạng gốc Cái Tắt, là "rạch đi tắt từ nơi này đến nơi khác”. Cái Tây là cầu ở xã Hòa An, huyện Chợ Mới, khánh thành ngày 17-9-2011. Cái Tây là "rạch phía tây”. Có lẽ tên rạch chuyển thành tên cầu. Cái Vồn là rạch ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, dài 2.800m, rộng 4m, sâu 1m, vét năm 1987. Cái Vồn nửa thuần Việt nửa Khmer. Người Khmer gọi Srôk Tà Von "xứ ông Von” (14). Vậy Cái Vồn là "rạch ông Vồn”. Cái Vừng là sông ở huyện Tân Châu. Cái Vừng là "sông chảy qua vùng có các cây vừng - thứ cây lớn lá, hay mọc theo đất bưng” (5). Cái có một biến âm là Cả. Cả Bứa là kênh ở huyện Thoại Sơn. Cả Bứa là biến âm của Cái Bứa, là "kênh chảy qua vùng nhiều cây bứa”. Cả Bướm là kênh ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Cả Bướm có lẽ là biến âm của Cái Bướm, nghĩa là "kênh có nhiều cây bướm – "loại cây có gai, mọc ven bờ sông rạch, cao khoảng 3-4m, lá giống như lá cây mai, gai mọc ở dưới gốc dài khoảng 3cm nhưng trên thân thì gai ngắn còn khoảng 2cm. Gỗ thường được dùng làm cột nhà” (9). Cả Tre là rạch ở xã Phú Xuân, huyện Phú Tân. Cả Tre là biến âm của Cái Tre, nghĩa là "rạch cây tre”. Cả Trôm là cầu ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cả Trôm là biến âm của Cái Trôm, nghĩa là "rạch cây trôm”. Bên cạnh các dòng chảy vừa nêu trên, An Giang cũng có một số từ chỉ các địa hình sông nước mà các vùng khác ở Nam Bộ cũng có. Búng là chỗ nước xoáy ở giữa dòng sông, có thể gây nguy hiểm cho ghe thuyền. Ở An Giang có búng Bình Thiên thuộc huyện An Phú. Búng Lớn và Búng Nhỏ là hai ấp ở các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, huyện An Phú. Địa danh Búng ở Bình Dương cũng thuộc loại này. Bưng gốc Khmer bâng, nghĩa là "vùng đầm lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác”(3) Bưng Bùn là vùng đất nằm giữa hai đầu kênh Vĩnh Tế, có nhiều bùn đất. Lung là bàu, vũng, chỗ ngập nước giữa đồng hoặc giữa rừng. Lung Ấu là rạch ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Lung Ấu là "cái bàu có nhiều cây ấu”. Cù lao thoát thai từ một từ Mã Lai pulaw, nghĩa là "cồn, đảo”. Trong tiếng Việt đã có sẵn từ cù lao, chỉ công lao khó nhọc của cha mẹ trong quá trình nuôi con (cửu tự cù lao: chín chữ cù lao). Do đó, thay vì du nhập nguyên dạng từ pulaw của Mã Lai, ông cha ta đã mượn âm từ cù lao để người Việt dễ dùng, dễ nhớ: cù lao Chà Và, cù lao Năng Gù/Năng Cù, cù lao Ông Chưởng,… Láng là từ địa phương chỉ đầm, đìa. Ở An Giang có Láng Linh. Có người giải thích là "vùng đất thấp nước linh láng” (8 ). Cách giải thích này chưa thuyết phục lắm. **2.2. Về ngữ nguyên:** **2.2.1.** Địa danh hành chính của tỉnh An Giang cũng đa số là từ Hán Việt như những tỉnh khác của Nam Bộ. Nhiều nhất là thành tố Phú "giàu có” (154 địa danh: huyện Phú Tân, xã Phú Thành, thị trấn An Phú, huyện Châu Phú,…); thứ hai là thành tố Bình "không chiến tranh” (148 địa danh: phường Bình Đức, mương Bình Mỹ, thị trấn Long Bình, xã Khánh Bình,…); kế đến là thành tố Vĩnh "mãi mãi” (127 địa danh: xã Vĩnh Châu, xã Vĩnh Tế, phường Vĩnh Mỹ, xã Phú Vĩnh,…); tiếp theo là An "yên ổn” (124 địa danh: tỉnh An Giang, huyện An Phú, xã Khánh An, xã Vĩnh An,…); thứ năm là Long "thịnh vượng, to lớn” (114 địa danh: thành phố Long Xuyên, thị trấn Long Bình, phường Mỹ Long, xã Phú Long,…); thứ sáu là yếu tố Mỹ "đẹp đẽ” (110 tên đất: phường Mỹ Bình, phường Mỹ Long, thị trấn Phú Mỹ, kênh Định Mỹ,…)*; Các từ này thể hiện ước vọng sống trong sự giàu có, yên bình, tốt đẹp và hòa thuận trên vùng đất mới. **2.2.2. Địa danh gốc Khmer:** Ở An Giang có độ 10 địa danh gốc Khmer mà chúng ta có thể xác định được nguồn gốc và ý nghĩa: Cần Đăng là tên kênh, mương, chợ, xã ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Cần Đăng gốc Khmer Kon Đal, nghĩa là "ở giữa” (10). Cần Xây là tên rạch, chợ ở phường Bình Đức, tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Cần Xây cũng gọi Cần Thay, gốc Khmer Banlê Ansay (14). Ansay là tên một giống rùa quí, dành cho vua (5). Đam Pô là gò ở ấp Ninh Hoà, xã An Tức, huyện Tri Tôn, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Óc Eo. Đam Pô gốc Khmer Đam Pồ, thường gọi là lâm vồ (7, 15), nghĩa là "cây bồ đề”. Mương Thơm là rạch ở xã Mỹ Thạnh, tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Mương Thơm vừa gốc thuần Việt mương vừa gốc Khmer Thom, nghĩa là "mương lớn”. Năng Gù là cù lao ở huyện Châu Thành và là bến phà trên tỉnh lộ 954 Tân Châu-Năng Gù, huyện Tân Châu. Cũng gọi Năng Cù. Năng Gù gốc Khmer Snèn Kô (14) / Xeneng Co (12), nghĩa là "sừng bò” (15). Ô là một từ gốc Khmer, nghĩa là "suối”. Ô Tà Sóc là suối ở huyện Tri Tôn, chảy từ núi Dài xuống, dài độ 2,5km. Ô Tà Sóc gốc Khmer, nghĩa là "suối ông Sóc”. Ô Thum là suối ở huyện Tri Tôn, chảy từ núi Cô Tô xuống, dài 2,88km và cũng là tên suối ở huyện Tịnh Biên. Ô Thum gốc Khmer, nghĩa là "suối lớn”. Ô Tức Xa là suối ở huyện Tịnh Biên, chảy từ núi Cấm xuống, dài 4km. Ô Tức Xa gốc Khmer: Ô: suối; Tức: nước; Xa: chưa biết nghĩa (6). Tà Mos là kênh ở xã Vĩnh Trung, huyện Tân Biên, dài 2.300m, rộng 6-8m, sâu 0,5m, đào năm 1990. Tà Nung là núi ở xã Xuân Tô, huyện Tân Biên, cao 59m, chu vi 1.450m. Tà Xây là rạch ở các xã Long Mỹ, Long Giang, huyện Chợ Mới, dài 560m, rộng 3m, sâu 0,5m, đào năm 1980. Tà là "ông”, còn Mos, Nung, Xây có lẽ là tên người Khmer. Tầm Vu là rạch ở phường Bình Đức, tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tầm Vu: Có hai cách giải thích: 1.Tầm Vu gốc Khmer Lam Pu, là "cây bần” (13). 2. Tầm Vu gốc Khmer Sampu, là "chiếc thuyền” (15). Về ngữ âm, thuyết sau có lý hơn. Xà Mách là kênh và cầu bắc qua kênh Xà Mách, ở huyện Chợ Mới. Xà Mách gốc Khmer X’math, nghĩa là "cây tràm” (10). **2.3.** Một số địa danh là những tấm bia lịch sử ghi lại công lao của những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ miền đất thân yêu này: Đào Hữu Cảnh là tên kênh và tên xã ở huyện Châu Phú. Đào Hữu Cảnh(1930-1970), tên thật là Đào Văn Sạ, chỉ huy lực lượng vũ trang huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đánh thắng lớn 3 trận trong thập niên 1960, hi sinh cùng con trai trong thập niên 1970. Huỳnh Thị Hưởng là kênh ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới. Huỳnh Thị Hưởng (1945-1965), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, là liệt sĩ Cách mạng bất khuất. Huỳnh Văn Triển là kênh ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới. Mương Tịnh là tên kênh và cầu ở xã Long Kiển, huyện Chợ Mới. Tịnh là bí danh của liệt sĩ Huỳnh Văn Triển (1921-1964), hi sinh khi hoạt động bí mật ở địa phương, Lê Chánh là tên xã của huyện Tân Châu. Lê Trì là tên xã của huyện Tri Tôn. Có lẽ đây là hai nhân vật của địa phương mà chúng tôi chưa rõ lý lịch. **2.4.** Một số địa danh cho chúng ta biết các chức danh đã sử dụng dưới chế độ cũ. Ông Chưởng là tên rạch, cầu và tên cù lao ở huyện Chợ Mới. Ông Chưởng là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700). Chưởng cơ là "binh chế thời Lê Hiển Tông 1748 đổi phủ vệ thành cơ đội, 300 người gọi 1 đội, 400 gọi 1 cơ” (2). Vậy chưởng cơ là người chỉ huy 400 quân. Phán Diện là rạch ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Phán Diện có lẽ là cách gọi tắt ông thông phán tên Diện. Thông phán là "chức quan thuộc châu đời Trần đặt năm Giáp Thân (1344) (2) hoặc «chức tá nhị trong một tỉnh, đầu phòng việc, bên bố hay là bên án» (5). Phó Quế là khóm của phường Mỹ Long, tp. Long Xuyên. Phó Quế là người có chức danh phó (xã, thôn) tên Quế dưới thời Pháp thuộc. Xã Kịnh là kênh ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, dài 805m, rộng 4m, sâu 1m, đào năm 1989. Xã Kịnh là "xã trưởng tên Kịnh”. **2.5.** Một số địa danh đã được xác định nguồn gốc, ý nghĩa khá chính xác và không kém thú vị. a) Một số yếu tố đứng sau là tên người: Ở An Giang có 13 địa danh mang tên Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) và vợ ông, bà Châu Thị Tế: kinh Thoại Hà, huyện Thoại Sơn, kinh Vĩnh Tế nối liền các huyện Châu Đốc, Tịnh Biên , Tri Tôn và tỉnh Kiên Giang. Ba Đon là mương ở xã Hội An, huyện Chợ Mới. Ba Đon là "ông Ngô Văn Đon, sinh năm 1919, nhà ở tại mương” (11). Bà Cọc là mương ở xã Hội An, huyện Chợ Mới. Bà Cọc là vợ của nhà tư sản Huỳnh Văn Cọc, một người đàn bà khôn lanh, tài giỏi, nổi tiếng trong vùng (11). b) Một số thành tố đứng sau là tên cây: Cà Na là ấp của xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, dài 1.600m, rộng 2m. Cà Na cũng gọi là trám, loại cây rừng to, trái dài bằng ngón tay cái, hai đầu nhọn, da xanh, cơm chua. Chóc là núi ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn. Chóc là "loại rau hay mọc dưới đất bưng” (5). Xẻo Mác là rạch ở xã Nhơn Hội, huyện An Phú. Mác là một "loại rau cỏ sống dưới nước, cọng dài, lá hình trái tim, ăn được” (5). Rau Đắng là rạch ở xã Hội An, huyện Chợ Mới. Rau Đắng là "loại cỏ bò nơi ẩm ướt, cộng mập, lá dày đầu tròn hoa trắng, vị đắng, được ăn sống, luộc, hoặc nấu canh, có chất hưng phấn trấn kinh và lợi tiểu tiện” (7). Rau Tần là ấp của xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Rau Tần là "loại rau thơm, dày lá” (5). c) Một số yếu tố đứng sau là tên các con vật: Bồng Bồng là mương ở huyện Châu Phú. Bồng Bồng là chim cùng loại với vịt trời nhưng lớn hơn (10). Cá Bông là bàu ở xã Phước Hưng, huyện An Phú. Cá Bông là "thứ cá tròn dài, mình có hoa mà lớn” (5). d) Một số thành tố đứng sau là các sự vật: Cà Ròn là kênh ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, dài 1.268m rộng 5m, sâu 1,3m, đào năm 2000. Cà ròn là "bao nhỏ dài, đương (đan) bằng lá buôn, hoặc may bằng vải to” (5). Cây Đao là tảng đá ở huyện Thoại Sơn. Cây Đao vì trên núi có một tảng đá nứt vỡ, có hình dáng một cây đao (1). Chìm là kênh ở các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới. Chìm vì kênh ở vùng thấp, đến mùa nước nổi, không còn thấy kênh (10). Nhà Neo là địa điểm ở gần núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nhà Neo là những chiếc ghe được neo lại để chuẩn bị chở đá lấy từ núi đi các nơi (8 ). **3.** Qua các phần trình bày trên, ta thấy địa danh An Giang có đủ đặc trưng của địa danh vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long: có nhiều tên sông nước, nhiều từ Hán Việt trong địa danh hành chính, chất liệu dùng để tạo địa danh là những con người, cây cỏ, cầm thú, đồ vật có mặt trên địa bàn. Do đó, khi biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, chúng ta càng yêu thích quê hương và nỗ lực để gìn giữ vùng đất mà ông cha ta đã đổ nhiều mồ hôi và xương máu để bảo vệ nó. *Theo số liệu thống kê của Nguyễn Thị Thái Trân. **TÀI LIỆU THAM KHẢO** 1.Đặng Hoàng Thám, Núi Cây Đao, kỳ bí trên Hoa Thê Sơn, Kiến thức ngày nay, số 695, ngày 1-12-1909, 79, 80, 85. 2.Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, HN, Nxb Thanh niên, 2002. 3.Hoàng Phê (cb), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học, 2000. 4.Huỳnh Công Tín, Từ điển từ ngữ Nam Bộ, HN, Nxb KHXH, 2007. 5.Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, SG, 1895-1896. 6.Lê Trung Hoa, Từ điển địa danh Nam Bộ, bản thảo. 7.Lê Văn Đức, Việt Nam từ điển, SG, Khai trí, 1970. 8.Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết, HN, Nxb KHXH, 2004. 9.Nguyễn Tấn Anh, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH-NV, tp.HCM, 2008. 10.Nguyễn Thị Thái Trân, Đặc điểm chính của địa danh tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH-NV, tp. HCM, 2013. 11.Ông Kim Khải, Tìm hiểu di tích, địa danh xã Hội An, Quỹ tiếp sức tài năng An Giang xb, 2010. 12.Sơn Nam, Đồng bằng sông Cửu Long hay Văn minh miệt vườn , SG, 1979. 13.Thạch Phương-Lưu Quang Tuyến (cb), Địa chí Long An, Nxb Long An, Nxb KHXH, 1989. 14.Trương Vĩnh Ký, xem Lê Hương, Người Việt gốc Miên, tr. 253 – 264. Thái Văn Chải dịch các địa danh gốc Khmer trong sách này. 15.Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, HN, Nxb Văn hoá, 1993. Nguồn: Ngôn ngữ miền sông nước, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2014, tr. 56-66.
edited Jun 9 '15 lúc 10:53 pm
6.15k
21
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp