Trạng thái
Lịch Sử

Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn

Các thôn xưa ở địa phận huyện An Phú ngày nay trong quyển sách Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - An Giang của Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu.

Chủ yếu các thôn nằm trong 2 tổng:

  • Tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên
  • Tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên

Tỉnh An Giang thành lập năm 1832 từ việc chia trấn Vĩnh Thanh thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Địa bạ An Giang được xác lập ngày mùng 3 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 17 (Dương lịch 1836).

Danh mục phân chia hành chính tỉnh An Giang 1836

An Giang tỉnh

Bản đồ xưa

La Cochinchine Française 1878 French Cochinchina 1878 Bản đồ Nam Kỳ năm 1878
La Cochinchine Française 1878 French Cochinchina 1878 Bản đồ Nam Kỳ năm 1878

Xem thêm

Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn

Địa bạ tỉnh An Giang năm 1836

Huyện An Phú thời Pháp thuộc

Các bản đồ của nhà Nguyễn ngày xưa vẽ hướng Bắc nằm bên phải. Tức so với bản đồ hiện nay thì có thể xem như bị xoay một góc 90 độ về bên phải. Do đó, việc mô tả vị trí một số thôn trong địa bạ theo hướng Đông Tây Nam Bắc sẽ không giống như ngày nay, có thể quy ra: Bắc Nam Đông Tây hoặc Trên Dưới Phải Trái để xem bằng bản đồ ngày nay.

Các thôn xưa ở địa phận huyện An Phú ngày nay trong quyển sách **Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - An Giang** của Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu. Chủ yếu các thôn nằm trong 2 tổng: - Tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên - Tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên Tỉnh An Giang thành lập năm 1832 từ việc chia trấn Vĩnh Thanh thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Địa bạ An Giang được xác lập ngày mùng 3 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 17 (Dương lịch **1836**). ### Danh mục phân chia hành chính tỉnh An Giang 1836 ## An Giang tỉnh - Tân Thành phủ - Vĩnh An huyện - An Hội tổng - An Mỹ tổng - An Thạn tổng - An Thới tổng - An Tĩnh tổng - An Trung tổng - An Trường tổng - Vĩnh Định huyện - Định An tổng - Định Bảo tổng - Định Thới tổng - Tuy Biên phủ - Đông Xuyên huyện - An Lương tổng - Bình Thạnh thôn - Hòa Lạc thôn - [Lý Nhơn thôn](https://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/1#post-25) - Mỹ Hội Đông thôn - Nhơn An thôn - Nhơn Lương thôn - Tân Hưng thôn - [Toàn Đức thôn](https://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/1#post-26) - [Vĩnh Hậu thôn](https://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/1#post-27) - [Vĩnh Lộc thôn](https://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/1#post-28) - [Vĩnh Toàn thôn](https://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/2#post-29) - Mỹ Lương thôn - An Phú tổng - An Thành tổng - An Toàn tổng - Tây Xuyên huyện - Châu Phú tổng - An Nông thôn - An Thạnh thôn - Bình Thạnh thôn - Hưng An thôn - [Khánh An thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/2#post-30) - An Nông thôn - [Long Thạnh thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/4#post-42) - Nhơn Hòa thôn - [Nhơn Hội thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/2#post-31) - Phú Cường thôn - Thân Nhơn Lý thôn - Thới Hưng thôn - Vĩnh Bảo thôn - Vĩnh Điều thôn - [Vĩnh Hội thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/2#post-32) - [Vĩnh Khánh thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/2#post-33) - Vĩnh Lạc thôn - [Vĩnh Ngươn thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/4#post-43) - [Vĩnh Phước thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/3#post-34) - Vĩnh Tế Sơn thôn - [Vĩnh Thành thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/3#post-35) - Vĩnh Thạnh thôn - Vĩnh Thọ thôn - Vĩnh Thông thôn - Vĩnh Trung thôn - [Vĩnh Trường thôn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/3#post-36) - Châu Phú thôn - Vĩnh Gia thôn - Vĩnh Hòa Trung thôn - Vĩnh Lạc Trung thôn - Định Phước tổng - Định Thành tổng ### Bản đồ xưa ![La Cochinchine Française 1878 French Cochinchina 1878 Bản đồ Nam Kỳ năm 1878](http://i.imgur.com/KB4TBC2.jpg "La Cochinchine Française 1878 French Cochinchina 1878 Bản đồ Nam Kỳ năm 1878") La Cochinchine Française 1878 French Cochinchina 1878 Bản đồ Nam Kỳ năm 1878 **Xem thêm** ## [Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn](https://nguoianphu.com/topic/153/nghien-cuu-dia-ba-trieu-nguyen) ## [Địa bạ tỉnh An Giang năm 1836](https://diabaangiang.wordpress.com/) ## [Huyện An Phú thời Pháp thuộc](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc) - [An Nam đại quốc họa đồ 1838 - de Mgr Taberd](https://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/3#post-38) - [Bản đồ Nam Kỳ năm 1889](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/4#post-376) - [Bản đồ Nam Kỳ năm 1889-1901](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/2#post-362) - [Bản đồ Nam Kỳ năm 1906](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/2#post-361) - [Bản đồ Nam Kỳ năm 1910](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/2#post-363) - [Các nghị định của toàn quyền Đông Dương về phân định hành chính liên quan tới An Phú - Recueil général de la législation et de la réglementation de l'Indochine](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/2#post-364) > Các bản đồ của nhà Nguyễn ngày xưa vẽ hướng Bắc nằm bên phải. Tức so với bản đồ hiện nay thì có thể xem như bị xoay một góc 90 độ về bên phải. Do đó, việc mô tả vị trí một số thôn trong địa bạ theo hướng Đông Tây Nam Bắc sẽ không giống như ngày nay, có thể quy ra: Bắc Nam Đông Tây hoặc Trên Dưới Phải Trái để xem bằng bản đồ ngày nay.
edited Oct 26 '23 lúc 1:46 pm

Lý Nhơn thôn 理仁

ở xứ Rạch Vi

  • Đông giáp rừng
  • Tây giáp sông lớn
  • Nam giáp địa phận thôn Toàn Đức
  • Bắc giáp địa phận thôn Vĩnh Toàn
  • Mới lập chưa đo điền thổ thực canh

理仁 Lí Nhân

làm việc lương thiện

Dựa trên bản đồ Nam Kỳ 1889 có thể thấy thôn Lý Nhơn nằm ở phía Bắc xã Khánh An ngày nay, thuộc địa phận xã Prek Chrey (ព្រែកជ្រៃ) huyện Koh Thum (ស្រុកកោះធំ) tỉnh Kandal của Campuchia.

Dựa trên bản đồ Google Maps, có thể "đoán mò" vị trí thôn Lý Nhơn qua địa danh PHUMI LI NHUN. Phumi tiếng Khmer là làng (ភូមិ - phum), làng Li Nhun chắc có lẽ làng Lý Nhơn?

PHUMI LI NHUN Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ Koh Thum ស្រុកកោះធំ

## Lý Nhơn thôn 理仁 ở xứ Rạch Vi - Đông giáp rừng - Tây giáp sông lớn - Nam giáp địa phận thôn Toàn Đức - Bắc giáp địa phận thôn Vĩnh Toàn - Mới lập chưa đo điền thổ thực canh --- ### 理仁 Lí Nhân *làm việc lương thiện* Dựa trên [bản đồ Nam Kỳ 1889](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/4#post-376) có thể thấy thôn Lý Nhơn nằm ở phía Bắc xã Khánh An ngày nay, thuộc địa phận xã Prek Chrey (ព្រែកជ្រៃ) huyện Koh Thum (ស្រុកកោះធំ) tỉnh Kandal của Campuchia. Dựa trên bản đồ Google Maps, có thể "đoán mò" vị trí thôn Lý Nhơn qua địa danh [url=https://goo.gl/maps/RvSAk]PHUMI LI NHUN[/url]. Phumi tiếng Khmer là làng (ភូមិ - phum), làng Li Nhun chắc có lẽ làng Lý Nhơn? ![PHUMI LI NHUN Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ Koh Thum ស្រុកកោះធំ](http://i.imgur.com/SpxpsQH.jpg)
edited May 1 '18 lúc 10:26 pm

Toàn Đức thôn 全德

ở xứ Bắc Nam

  • Đông giáp rừng
  • Tây giáp thôn Lý Nhơn và địa phận sóc dân Cao Miên
  • Nam giáp địa phận thôn Lý Nhơn
  • Bắc giáp địa phận sóc dân Cao Miên
  • Mới lập chưa đo điền thổ thực canh

全德 Toàn Đức

giữ nguyên vẹn đạo đức

Thôn Toàn Đức có lẽ thuộc khu vực Pak Nam (tức Bắc Nam) hiện nay của xã Prek Chrey và một phần xã Phú Hữu. Xem mô tả của thôn Vĩnh Lộc thì có thể đoán thôn Toàn Đức nằm trên địa phận phía Bắc xã Phú Hữu ngày nay.

Ở phía Bắc xã Phú Hữu nơi giáp với Pak Nam có một vùng gọi là Đồng Đức, không rõ có liên quan tới tên gọi Toàn Đức khi xưa hay không.

## Toàn Đức thôn 全德 ở xứ Bắc Nam - Đông giáp rừng - Tây giáp thôn Lý Nhơn và địa phận sóc dân Cao Miên - Nam giáp địa phận thôn Lý Nhơn - Bắc giáp địa phận sóc dân Cao Miên - Mới lập chưa đo điền thổ thực canh ---- #### 全德 Toàn Đức *giữ nguyên vẹn đạo đức* Thôn Toàn Đức có lẽ thuộc khu vực Pak Nam (tức Bắc Nam) hiện nay của xã Prek Chrey và một phần xã Phú Hữu. Xem mô tả của thôn Vĩnh Lộc thì có thể đoán thôn Toàn Đức nằm trên địa phận phía Bắc xã Phú Hữu ngày nay. Ở phía Bắc xã Phú Hữu nơi giáp với Pak Nam có một vùng gọi là Đồng Đức, không rõ có liên quan tới tên gọi Toàn Đức khi xưa hay không.
edited Feb 20 '23 lúc 3:54 pm

Vĩnh Hậu thôn 永厚

ở hai xứ Mang Khai và Kinh Mới

  • Đông giáp rừng
  • Tây giáp sông lớn
  • Nam giáp thôn Hòa Lạc, có kinh Mới làm giới
  • Bắc giáp sóc Cao Miên
  • Mới lập, chưa đo điền thổ

永厚 Vĩnh Hậu

mãi mãi nhân hậu, hiền từ

Kinh Mới chính là kinh Vĩnh An, đào sau kinh Thoại Hà và Vĩnh Tế nên lúc đó gọi là mới.
Thôn Vĩnh Hậu tương ứng với xã Vĩnh Hậu hiện nay.

## Vĩnh Hậu thôn 永厚 ở hai xứ Mang Khai và Kinh Mới - Đông giáp rừng - Tây giáp sông lớn - Nam giáp thôn Hòa Lạc, có kinh Mới làm giới - Bắc giáp sóc Cao Miên - Mới lập, chưa đo điền thổ --- ### 永厚 Vĩnh Hậu *mãi mãi nhân hậu, hiền từ* Kinh Mới chính là kinh Vĩnh An, đào sau kinh Thoại Hà và Vĩnh Tế nên lúc đó gọi là mới. Thôn Vĩnh Hậu tương ứng với xã Vĩnh Hậu hiện nay.

Vĩnh Lộc thôn 永祿

ở xứ Cỏ Lau

  • Đông giáp rừng
  • Tây giáp sông lớn
  • Nam giáp rạch Cần Thơ và địa phận thôn Vĩnh Hậu
  • Bắc giáp địa phận thôn Toàn Đức
  • Năm nay bắt đầu khởi canh công sơn điền 7.7.4.0 (7 mẫu 7 sào 4 thước 0 tắc)
  • Rừng chằm một khoảnh

ĐỊA PHẬN THÔN VĨNH LỘC NĂM 1836

Nguồn từ tác giả Cá Vàng (Cao Văn Nghiệp)

(Tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang)

Theo Nguyễn Đình Đầu trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang (Nxb Tp. HCM, 1995), tổng An Lương gồm 11 thôn còn địa bạ: Bình Thạnh Đông, Hòa Lạc, Lý Nhơn, Mỹ Hội Đông, Nhơn An, Nhơn Lương, Tân Hưng, Toàn Đức, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Toàn, và 1 thôn mất địa bạ: Mỹ Lương.

Về địa bạ thôn Vĩnh Lộc, tác giả Nguyễn Đình Đầu viết như sau:

VĨNH LỘC thôn, ở xứ Cỏ Lau.

  • Đông giáp rừng.
  • Tây giáp sông lớn.
  • Nam giáp rạch Cần thơ và địa phận thôn Vĩnh Hậu.
  • Bắc giáp địa phận thôn Toàn Đức.

Năm nay bắt đầu khởi canh công sơn điền 7.7.4.0 (BTĐC)
Rừng chằm 1 khoảnh.” (tr.227)

Dưới đây chúng tôi xin trích dịch và tạm chú giải địa phận thôn Vĩnh Lộc 永祿, tổng An Lương 安良, huyện Đông Xuyên 東川, phủ Tuy Biên 綏邊, tỉnh An Giang 安江 do thôn trưởng Lê Văn Điểm 黎文點, dịch mục Phạm Văn Châu 范文珠 cùng bổn thôn bẩm.

Nguyên văn:
夲村地分????[艹/劳]處
東近林
西近大江
南近芹苴沱又近夲總永厚村地分
北近夲總全德村地分

Phiên âm:
Bổn thôn địa phận Cỏ Lau xứ
Đông cận lâm
Tây cận đại giang
Nam cận Cần Thơ đà, hựu cận bổn tổng Vĩnh Hậu thôn địa phận
Bắc cận bổn tổng Toàn Đức thôn địa phận.

Dịch:
Địa phận của bổn thôn[1] ở xứ Cỏ Lau[2].
Đông giáp rừng.
Tây giáp sông lớn[3].
Nam giáp rạch Cần Thơ[4], lại giáp địa phận thôn Vĩnh Hậu của bổn tổng.
Bắc giáp địa phận thôn Toàn Đức[5] của bổn tổng.

Tạm chú giải:
[1] Bổn thôn (夲村): Tức thôn Vĩnh Lộc, tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1867, Pháp chia tỉnh An Giang cũ (Pháp gọi là tỉnh Châu Đốc) thành nhiều hạt thanh tra (Inspection), thôn Vĩnh Lộc, tổng An Lương thuộc hạt thanh tra Tuy Biên, sau đó hạt thanh tra Tuy Biên đổi thành hạt thanh tra Châu Đốc. Khoảng đầu năm 1876, thôn đổi gọi là làng, hạt thanh tra đổi thành hạt tham biện (Arrondissement), đến đầu năm 1900 hạt tham biện đổi thành tỉnh (Province). Theo Nghị định ngày 28-1-1905, làng Vĩnh Lộc đổi thuộc tổng An Phú (mới lập). Theo Nghị định ngày 19-5-1919 tổng An Phú thuộc quận Châu Thành (mới lập). Theo Sắc lệnh ngày 22-10-1956, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên hợp nhất thành tỉnh An Giang. Theo Nghị định ngày 6-8-1957, xã Vĩnh Lộc đổi thuộc quận An Phú (mới lập). Năm 1964, tỉnh Châu Đốc được tái lập, quận An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Sau năm 1975, tỉnh Châu Đốc bị giải thể và sáp nhập vào tỉnh An Giang, quận An Phú và quận Tân Châu hợp nhất thành huyện Phú Châu. Theo Quyết định ngày 12-1-1984, một phần ấp 1 của xã Vĩnh Lộc bị sáp nhập vào xã Phú Hữu. Ngày 13-11-1991, huyện Phú Châu được chia thành hai huyện An Phú và Tân Châu, xã Vĩnh Lộc thuộc huyện An Phú. Theo Nghị quyết ngày 24-8-2009, xã Vĩnh Lộc được sáp nhập một phần đất của xã Phú Lộc, huyện Tân Châu.

[2] Xứ Cỏ Lau (???? [艹/劳] 處): Chữ “Cỏ” ???? gồm chữ “thảo” 草 bên trái và chữ “cổ” 古 bên phải; chữ “Lau” [艹/劳] gồm bộ “thảo” 艹 ở trên và chữ “lao” 劳 ở dưới. Xứ Cỏ Lau có thể hiểu là khu vực 2 bên bờ rạch Cỏ Lau. Rạch này trên Bản đồ địa hình tỉnh Châu Đốc (Plan topographique de la province de Chaudoc) vẽ khoảng 1901-1902 ghi là “R. Co lao” thuộc địa phận làng “Phu Huu”, tức làng Phú Hữu. Theo Nguyễn Đình Tư, trong Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ (Nxb Chính trị quốc gia, 2008, tr.792) thì thôn Phú Hữu, tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang được thành lập vào thời Thiệu Tri; đến năm 1905, làng Phú Hữu và làng Vĩnh Lộc đều thuộc tổng An Phú, tỉnh Châu Đốc. Như vậy, rất có thể vào thời Thiệu Trị, một phần đất phía bắc của thôn Vĩnh Lộc bị chuyển sang thôn Phú Hữu (富有) mới lập. Từ đó, rạch Cỏ Lau thuộc địa phận thôn/ làng/ xã Phú Hữu.

[3] Sông lớn (大江): tức sông Hậu.

[4] Rạch Cần Thơ (芹苴沱): Ngoài rạch Cần Thơ này, theo địa bạ các thôn thuộc tỉnh An Giang lập năm 1836, còn có 3 rạch Cần Thơ khác nữa: - Rạch Cần Thơ được ghi nhận trong địa phận thôn Tân Phú Đông, tổng An Trung, huyện Vĩnh An, huyện Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (ngày nay rạch này thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). - Rạch Cần Thơ được ghi nhận trong địa bạ thôn Nhơn Ái và trong địa bạ thôn Tân An, đều thuộc tổng Định Bảo, huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (ngày nay rạch này nằm giữa quận Ninh Kiều và quận Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ). - Rạch Cần Thơ được ghi nhận trong địa bạ thôn Tân Thuận Đông, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (rạch này nay gọi là rạch Cần Thơ Bé thuộc quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Theo chúng tôi, rất có thể tên của cả 4 con rạch Cần Thơ này đều có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “Kantho” (កន្ធោ), tên một loại cá mà chúng ta gọi là sặc rằn.

[4] Thôn Vĩnh Hậu (永厚村): Trong địa bạ của thôn này có câu “Bắc giáp địa phận các sóc dân Cao Miên” (lời dịch của Nguyễn Đình Đầu, sđd, tr.227), nhưng theo địa bạ thôn Vĩnh Lộc thì phía nam thôn Vĩnh Lộc giáp với rạch Cần Thơ, lại giáp địa phận thôn Vĩnh Hậu.
[5] Thôn Toàn Đức (全德村): Trong địa bạ thôn này có câu: “南近夲總里仁村地分” (Nam cận bổn tổng Lý Nhơn thôn địa phận), nghĩa là phía nam của thôn Toàn Đức giáp với địa phận thôn Lý Nhơn; nhưng trong địa bạ thôn Vĩnh Lộc lại cho rằng phía bắc thôn Vĩnh Lộc giáp với địa phận thôn Toàn Đức!


永祿 Vĩnh Lộc

mãi mãi có bổng lộc

Thôn Vĩnh Lộc có thể chính là xã Vĩnh Lộc như hiện nay và một phần xã Phú Hữu.
Ở xã Phú Hữu có một con rạch tên Cỏ Lau, đi từ Vàm Kinh ấp Phú Thạnh tới tận Kinh Bảy Xã ở ấp Phú Lợi. Có lẽ đó là xứ Cỏ Lau?
Tây giáp sông lớn là sông Hậu.
Nơi giáp ranh xã Vĩnh Lộc và Vĩnh Hậu có một con rạch tên cũ là rạch Cần Thơ.
Thôn Toàn Đức có thể là một phần xã Phú Hữu hiện nay và Pak Nam của Campuchia.
Rừng chằm: rừng cây trên đầm lầy.

## Vĩnh Lộc thôn 永祿 ở xứ Cỏ Lau - Đông giáp rừng - Tây giáp sông lớn - Nam giáp rạch Cần Thơ và địa phận thôn Vĩnh Hậu - Bắc giáp địa phận thôn Toàn Đức - Năm nay bắt đầu khởi canh công sơn điền 7.7.4.0 (7 mẫu 7 sào 4 thước 0 tắc) - Rừng chằm một khoảnh --- ## ĐỊA PHẬN THÔN VĨNH LỘC NĂM 1836 __Nguồn từ tác giả Cá Vàng (Cao Văn Nghiệp)__ (Tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang) Theo Nguyễn Đình Đầu trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang (Nxb Tp. HCM, 1995), tổng An Lương gồm 11 thôn còn địa bạ: Bình Thạnh Đông, Hòa Lạc, Lý Nhơn, Mỹ Hội Đông, Nhơn An, Nhơn Lương, Tân Hưng, Toàn Đức, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Toàn, và 1 thôn mất địa bạ: Mỹ Lương. Về địa bạ thôn Vĩnh Lộc, tác giả Nguyễn Đình Đầu viết như sau: ### VĨNH LỘC thôn, ở xứ Cỏ Lau. - Đông giáp rừng. - Tây giáp sông lớn. - Nam giáp rạch Cần thơ và địa phận thôn Vĩnh Hậu. - Bắc giáp địa phận thôn Toàn Đức. Năm nay bắt đầu khởi canh công sơn điền 7.7.4.0 (BTĐC) Rừng chằm 1 khoảnh.” (tr.227) Dưới đây chúng tôi xin trích dịch và tạm chú giải địa phận thôn Vĩnh Lộc 永祿, tổng An Lương 安良, huyện Đông Xuyên 東川, phủ Tuy Biên 綏邊, tỉnh An Giang 安江 do thôn trưởng Lê Văn Điểm 黎文點, dịch mục Phạm Văn Châu 范文珠 cùng bổn thôn bẩm. __ Nguyên văn:__ 夲村地分????[艹/劳]處 東近林 西近大江 南近芹苴沱又近夲總永厚村地分 北近夲總全德村地分 __ Phiên âm:__ Bổn thôn địa phận Cỏ Lau xứ Đông cận lâm Tây cận đại giang Nam cận Cần Thơ đà, hựu cận bổn tổng Vĩnh Hậu thôn địa phận Bắc cận bổn tổng Toàn Đức thôn địa phận. __ Dịch:__ Địa phận của bổn thôn[1] ở xứ Cỏ Lau[2]. Đông giáp rừng. Tây giáp sông lớn[3]. Nam giáp rạch Cần Thơ[4], lại giáp địa phận thôn Vĩnh Hậu của bổn tổng. Bắc giáp địa phận thôn Toàn Đức[5] của bổn tổng. __ Tạm chú giải:__ [1] Bổn thôn (夲村): Tức thôn Vĩnh Lộc, tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1867, Pháp chia tỉnh An Giang cũ (Pháp gọi là tỉnh Châu Đốc) thành nhiều hạt thanh tra (Inspection), thôn Vĩnh Lộc, tổng An Lương thuộc hạt thanh tra Tuy Biên, sau đó hạt thanh tra Tuy Biên đổi thành hạt thanh tra Châu Đốc. Khoảng đầu năm 1876, thôn đổi gọi là làng, hạt thanh tra đổi thành hạt tham biện (Arrondissement), đến đầu năm 1900 hạt tham biện đổi thành tỉnh (Province). Theo Nghị định ngày 28-1-1905, làng Vĩnh Lộc đổi thuộc tổng An Phú (mới lập). Theo Nghị định ngày 19-5-1919 tổng An Phú thuộc quận Châu Thành (mới lập). Theo Sắc lệnh ngày 22-10-1956, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên hợp nhất thành tỉnh An Giang. Theo Nghị định ngày 6-8-1957, xã Vĩnh Lộc đổi thuộc quận An Phú (mới lập). Năm 1964, tỉnh Châu Đốc được tái lập, quận An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Sau năm 1975, tỉnh Châu Đốc bị giải thể và sáp nhập vào tỉnh An Giang, quận An Phú và quận Tân Châu hợp nhất thành huyện Phú Châu. Theo Quyết định ngày 12-1-1984, một phần ấp 1 của xã Vĩnh Lộc bị sáp nhập vào xã Phú Hữu. Ngày 13-11-1991, huyện Phú Châu được chia thành hai huyện An Phú và Tân Châu, xã Vĩnh Lộc thuộc huyện An Phú. Theo Nghị quyết ngày 24-8-2009, xã Vĩnh Lộc được sáp nhập một phần đất của xã Phú Lộc, huyện Tân Châu. [2] Xứ Cỏ Lau (???? [艹/劳] 處): Chữ “Cỏ” ???? gồm chữ “thảo” 草 bên trái và chữ “cổ” 古 bên phải; chữ “Lau” [艹/劳] gồm bộ “thảo” 艹 ở trên và chữ “lao” 劳 ở dưới. Xứ Cỏ Lau có thể hiểu là khu vực 2 bên bờ rạch Cỏ Lau. Rạch này trên Bản đồ địa hình tỉnh Châu Đốc (Plan topographique de la province de Chaudoc) vẽ khoảng 1901-1902 ghi là “R. Co lao” thuộc địa phận làng “Phu Huu”, tức làng Phú Hữu. Theo Nguyễn Đình Tư, trong Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ (Nxb Chính trị quốc gia, 2008, tr.792) thì thôn Phú Hữu, tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang được thành lập vào thời Thiệu Tri; đến năm 1905, làng Phú Hữu và làng Vĩnh Lộc đều thuộc tổng An Phú, tỉnh Châu Đốc. Như vậy, rất có thể vào thời Thiệu Trị, một phần đất phía bắc của thôn Vĩnh Lộc bị chuyển sang thôn Phú Hữu (富有) mới lập. Từ đó, rạch Cỏ Lau thuộc địa phận thôn/ làng/ xã Phú Hữu. [3] Sông lớn (大江): tức sông Hậu. [4] Rạch Cần Thơ (芹苴沱): Ngoài rạch Cần Thơ này, theo địa bạ các thôn thuộc tỉnh An Giang lập năm 1836, còn có 3 rạch Cần Thơ khác nữa: - Rạch Cần Thơ được ghi nhận trong địa phận thôn Tân Phú Đông, tổng An Trung, huyện Vĩnh An, huyện Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (ngày nay rạch này thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). - Rạch Cần Thơ được ghi nhận trong địa bạ thôn Nhơn Ái và trong địa bạ thôn Tân An, đều thuộc tổng Định Bảo, huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (ngày nay rạch này nằm giữa quận Ninh Kiều và quận Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ). - Rạch Cần Thơ được ghi nhận trong địa bạ thôn Tân Thuận Đông, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (rạch này nay gọi là rạch Cần Thơ Bé thuộc quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Theo chúng tôi, rất có thể tên của cả 4 con rạch Cần Thơ này đều có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “Kantho” (កន្ធោ), tên một loại cá mà chúng ta gọi là sặc rằn. [4] Thôn Vĩnh Hậu (永厚村): Trong địa bạ của thôn này có câu “Bắc giáp địa phận các sóc dân Cao Miên” (lời dịch của Nguyễn Đình Đầu, sđd, tr.227), nhưng theo địa bạ thôn Vĩnh Lộc thì phía nam thôn Vĩnh Lộc giáp với rạch Cần Thơ, lại giáp địa phận thôn Vĩnh Hậu. [5] Thôn Toàn Đức (全德村): Trong địa bạ thôn này có câu: “南近夲總里仁村地分” (Nam cận bổn tổng Lý Nhơn thôn địa phận), nghĩa là phía nam của thôn Toàn Đức giáp với địa phận thôn Lý Nhơn; nhưng trong địa bạ thôn Vĩnh Lộc lại cho rằng phía bắc thôn Vĩnh Lộc giáp với địa phận thôn Toàn Đức! --- ### 永祿 Vĩnh Lộc *mãi mãi có bổng lộc* Thôn Vĩnh Lộc có thể chính là xã Vĩnh Lộc như hiện nay và một phần xã Phú Hữu. Ở xã Phú Hữu có một con rạch tên Cỏ Lau, đi từ Vàm Kinh ấp Phú Thạnh tới tận Kinh Bảy Xã ở ấp Phú Lợi. Có lẽ đó là xứ Cỏ Lau? Tây giáp sông lớn là sông Hậu. Nơi giáp ranh xã Vĩnh Lộc và Vĩnh Hậu có một con rạch tên cũ là rạch Cần Thơ. Thôn Toàn Đức có thể là một phần xã Phú Hữu hiện nay và Pak Nam của Campuchia. Rừng chằm: rừng cây trên đầm lầy.
edited Feb 22 '23 lúc 2:51 pm
1234 ... 5
6.07k
21
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp